'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Interfax, giá khí đốt hợp đồng tương lai giao tháng 5/2022 tại châu Âu trên sàn ICE Futures đã tăng 25% ngay khi mở cửa phiên giao dịch hôm nay (27/4), vượt mốc 1.300 USD/1000 m3.
Giá khí đốt giao kỳ hạn tại Hà Lan cũng tăng vọt tới 24% lên 127,5 euro/MWh, ghi nhận mức cao nhất kể từ đầu tháng tới nay. Các hợp đồng khí đốt giao tương lai trên sàn giao dịch châu Âu cũng tăng 11% lên 115 euro/MWh, trong khi đó, tại Anh, giá khí đốt cũng đang tăng 6,6%.
Nếu trong tháng 3, châu Âu nhập khí đốt Nga ở mức kỷ lục lên tới 109,6 triệu m3/ngày thì bước sang tháng 4, sản lượng khí đốt xuất khẩu sang khu vực này đã giảm mạnh còn khoảng 56 triệu m3/ngày. Dù vậy, ngay sau thông tin Gazprom khóa van khí đốt sang Bulgaria và Ba Lan, giá khí đốt đã ngay lập tức bị tác động.
Hãng tin Reuters ngày 26/4 dẫn thông báo của Gazprom cho biết tập đoàn này đã “đình chỉ hoàn toàn việc cung cấp khí đốt cho Bulgargaz (của Bulgaria) và PGNiG (của Ba Lan) do họ không chấp thuận thanh toán bằng đồng ruble”.
Công ty khí đốt nhà nước Ba Lan PGNiG xác nhận nguồn cung từ Gazprom đã bị cắt. Dù vậy, công ty này trấn an rằng việc này sẽ không làm gián đoạn nguồn cung khí đốt cho người tiêu dùng trong nước do Ba Lan vẫn còn khoảng 76% lượng khí đốt dự trữ và sẽ được bù đắp từ các nguồn thay thế khác.
Cùng ngày, Bộ Năng lượng Bulgaria cho biết các hợp đồng của Bulgargaz với Gazprom có thời hạn đến cuối năm nay, tuy nhiên, nước này sẽ không hoàn tất hợp đồng nếu buộc phải thanh toán bằng đồng ruble bởi điều đó có thể kéo theo rủi ro lớn với Bulgaria.
Bulgargaz cũng khẳng định việc cắt nguồn cung cấp khí đốt là vi phạm hợp đồng. Do đó, công ty này có quyền yêu cầu bồi thường và sẽ sử dụng tất cả phương tiện hợp đồng, pháp lý hiện có để làm điều đó.
Đây là động thái mạnh tay đầu tiên của chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi tuyên bố sẽ chỉ xuất khẩu khí đốt nếu các “quốc gia không thân thiện” chuyển đổi thanh toán bằng đồng nội tệ của Nga.
Theo đó, tất cả các khoản thanh toán sẽ được xử lý bởi ngân hàng Gazprombank, công ty con của tập đoàn năng lượng nhà nước Gazprom. Người mua sẽ chuyển các khoản thanh toán vào tài khoản Gazprombank bằng ngoại tệ, sau đó ngân hàng sẽ chuyển đổi thành ruble và chuyển vào tài khoản ruble của người mua.
Dù vậy, nhiều nước châu Âu cho biết họ sẽ không tuân thủ theo yêu cầu của Nga bởi họ cho rằng sắc lệnh này đã vi phạm các điều khoản hợp đồng và lệnh trừng phạt của họ đối với Nga.
Ông Andriy Yermak, chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 27/4 đã lên tiếng cáo buộc Nga đang "bắt đầu cuộc tống tiền bằng năng lượng đối với châu Âu".
Xem thêm >> Vừa vọt lên hơn 40.000 USD, giá Bitcoin lại lao dốc thẳng đứng
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.