Giải cứu BĐS: 'Rất quyết liệt nhưng chưa đi đúng vào tâm bão'

Lệ Chi - 22/09/2023 14:16 (GMT+7)

(VNF) - Theo TS Lê Xuân Nghĩa, chưa bao giờ Chính phủ cùng các tổ công tác quyết liệt tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản như hiện nay. Đây là sự nỗ lực chưa từng có, tuy nhiên ông nói "kết quả chưa cao, chưa vào tâm bão" do chưa giải quyết được nguồn cung nhà ở giá rẻ.

VNF
TS Lê Xuân Nghĩa: 'Nỗ lực giải cứu BĐS rất quyết liệt nhưng chưa đi vào tâm bão'

Tại diễn đàn phát triển bền vững thị trường bất động sản 2023 diễn ra hôm nay (22/9), TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính – Tiền tệ quốc gia, dự báo khủng hoảng thị trường bất động sản đã được đưa ra nhưng không thể tránh được. Theo ông, bất động sản là sản phẩm thiết yếu dài hạn, do đó khi mất cân bằng cung cầu sẽ xảy ra khủng hoảng.

Ông Nghĩa cho biết khủng hoảng trước đây là dư cung, trong khi lần này là khủng hoảng thiếu cung. Trong bối cảnh đó doanh nghiệp lại thiếu vốn, không thể mở thêm dự án dẫn đến thị trường đóng băng.

“Chúng tôi theo dõi xem niềm tin thị trường có phục hồi khi các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu. Mới đây nhất một Tập đoàn bất động sản lớn nhất cả nước phát hành trái phiếu khi không hề có nợ đọng ngân hàng. Chúng tôi nín thở theo dõi nhưng kết quả cho thấy thị trường chỉ đang mon men, rón rén phục hồi khoảng 30% so với kỳ vọng”, TS Lê Xuân Nghĩa nhận định.

Cũng theo ông, dấu hiệu phục hồi của thị trường được thể hiện qua chỉ số mua hàng đang “lẹt đẹt” cho thấy nền kinh tế đang ở hình chữ U thay vì chữ V.

Vị chuyên gia cũng cho rằng thanh khoản của nền kinh tế vẫn nằm trong khó khăn cực lớn, trong khi các quốc gia như Trung Quốc vượt qua rất nhanh. Đồng thời vòng quay của dòng tiền còn “chưa được 1 vòng quay trong 1 năm”. Toàn bộ nền kinh tế rơi vào trì trệ, thanh khoản gặp khó khăn nghiêm trọng ở nhiều ngành, không riêng bất động sản.

TS Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng thị trường bất động sản có thể khó khăn kéo dài đến quý II, quý III sang năm. Để phục hồi thị trường bất động sản, Chính phủ cùng các tổ công tác đang quyết liệt tháo gỡ khó khăn. Đây là sự nỗ lực chưa từng có, tuy nhiên ông nói "kết quả chưa cao, chưa đi đúng hướng".

“Chúng ta chưa đi vào trúng tâm của cơn bão, khi chưa đẩy được nguồn cung nhà ở giá rẻ thì chưa giải quyết được vấn đề căn bản của thị trường. Làm sao để các doanh nghiệp đi vào nhà ở giá rẻ được 'tự do'. Chính phủ cần quy định khung giá cho nhà ở giá rẻ như ở Trung Quốc, tránh làm các nhà đầu tư nản lòng", TS Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh và cho rằng nếu chưa tạo được mặt bằng giá nhà ở bất động sản thì chưa giải quyết được khủng hoảng thị trường.

Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.