Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Với lợi nhuận trước thuế lên đến 10.661 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã trở thành ngân hàng tư nhân đầu tiên cán mốc "lợi nhuận vạn tỷ", đồng thời trở thành á quân lợi nhuận ngân hàng năm 2018.
Thành tích này đạt được trong một bối cảnh "lạ": tăng trưởng dư nợ cho vay của Techcombank ở mức âm, hay nói cách khác, dư nợ cho vay của Techcombank "thùi lùi" trong năm 2018 (giảm từ 160.849 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn 159.942 tỷ đồng).
Thoạt nhìn, đây là một "hiện tượng lạ", bởi cho vay luôn là hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng, đem về nguồn thu chính. Techcombank là trường hợp rất hiếm hoi ghi nhận dư nợ cho vay "thụt lùi" năm qua. Đa phần tại các ngân hàng Việt Nam năm qua, mức tăng dư nợ cho vay là trên 14%.
Cho vay giảm, vậy mà lợi nhuận của Techcombank vẫn tăng mạnh. Đáng chú ý là hầu hết các mảng kinh doanh ngoài cho vay của Techcombank đều ghi nhận lãi thuần giảm trong năm 2018. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến "hiện tượng lạ" trên?
Giảm tỷ lệ trích lập dự phòng là một nguyên nhân (tỷ lệ trích lập dự phòng trên lợi nhuận thuần của Techcombank giảm khá mạnh từ mức 31% năm 2017 xuống mức 15%). Tuy nhiên còn một nguyên nhân quan trọng khác đến từ việc Techcombank mua rất nhiều trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2018.
Tính đến hết ngày 31/12/2018, lượng trái phiếu doanh nghiệp của Techcombank vào khoảng 20.000 tỷ đồng, tăng khoảng 17.000 tỷ đồng sau một năm (tương đương tăng trên 700 triệu USD).
Bản thân việc mua thêm tới trên 700 triệu USD trái phiếu đã đem về cho Techcombank nguồn lợi "khủng", nhưng thêm vào đó, trái phiếu doanh nghiệp luôn có tỷ lệ sinh lời cao hơn cho vay thông thường, vì vậy nguồn lợi thu về càng "khủng" hơn.
Về bản chất, mua trái phiếu doanh nghiệp cũng là một hình thức tăng dư nợ tín dụng. Đây là lý do vì sao dư nợ cho vay giảm nhưng lãnh đạo Techcombank vẫn tuyên bố dư nợ tín dụng của ngân hàng này tăng tới 20% trong năm 2018 (cuối năm qua, Techcombank đã được Ngân hàng Nhà nước nới giới hạn tăng trưởng tín dụng từ 14% lên 20%).
Trong một báo cáo phát hành ngày 9/11/2018 nhận định về báo cáo tài chính quý III/2018 của Techcombank (cuối quý III, lượng trái phiếu doanh nghiệp Techcombank nắm giữ tăng khoảng 500 triệu USD so với hồi đầu năm), Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho hay việc trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh này có liên quan đến Tập đoàn Vingroup.
Tính đến hết ngày 30/9/2018, Công ty Chứng khoán Kỹ thương Việt Nam - TCBS (được thành lập từ năm 2008, TCBS là công ty con thuộc sở hữu của Techcombank, theo giới thiệu từ phía TCBS) nắm giữ tới trên 33.797 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp Vingroup, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018 của Vingroup. Hồi đầu năm, lượng trái phiếu này ở mức 21.932 tỷ đồng, nghĩa là trong 9 tháng, mức tăng là 11.865 tỷ đồng, tương đương khoảng 500 triệu USD.
Một yếu tố khác cũng tác động tích cực đến lợi nhuận của Techcombank là "tiền rẻ". Tính đến hết ngày 31/12/2018, tiền gửi khách hàng của Techcombank ở mức 201.471 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn chiếm 27%, tăng đáng kể so với mức 22,4% hồi đầu năm. Xét về số tuyệt đối, tiền gửi không kỳ hạn của Techcombank đạt 54.669 tỷ đồng thời điểm cuối năm, tăng tới 43% so với đầu năm.
Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền có chi phí huy động rẻ bậc nhất trong các nguồn vốn huy động của ngân hàng, lãi suất huy động chỉ khoảng 0,3%/năm; trong khi tiền gửi thông thường huy động từ dân cư hiện đang chịu lãi suất không dưới 5%. "Tiền rẻ" càng nhiều, biên lợi nhuận càng cao.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.