Tổng Bí thư Tô Lâm khảo sát dự án Bến cảng Liên Chiểu
(VNF) - Khảo sát dự án Bến cảng Liên Chiểu, Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý Đà Nẵng việc xây dựng dự án này theo hướng ứng dụng với công năng đa ngành, đa lĩnh vực, quy hoạch tổng thể và lâu dài.
Năm 2022, tổng vốn đầu tư công khoảng 580.000 tỷ đồng, lớn hơn khoảng 100.000 tỷ đồng so với năm 2021. Các bộ, ngành, địa phương đã giao vốn chi tiết cho các dự án đủ điều kiện 505.000 tỷ đồng. Ước giải ngân đến cuối tháng 9/2022 đạt trên 253.000 tỷ đồng, tăng hơn 34.000 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Nhờ Chính phủ, Thủ tướng quyết liệt, chỉ đạo sát sao nên công tác giải ngân vốn đầu tư công đã được triển khai đồng bộ và đạt được một số kết quả tích cực.
Có 12 bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 70% gồm Quảng Ngãi, Hưng Yên, Ngân hàng Chính sách xã hội, Thái Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình, Tây Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu và Tiền Giang.
Nhiều dự án quan trọng quốc gia đang được triển khai đúng tiến độ, tỷ lệ giải ngân tốt; có 4 dự án thành phần dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017-2020 đạt kế hoạch đề ra.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2022 vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Giải ngân đầu tư công tuy tăng về số liệu tuyệt đối nhưng về tỷ lệ mới đạt 46,7% kế hoạch Thủ tướng giao, thấp hơn 0,7% cùng kỳ năm 2021.
Còn 16 bộ, cơ quan trung ương, địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công và 16 bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt thấp dưới 20%.
Với 3 chương trình mục tiêu quốc gia, mới có 38/63 địa phương đã cân đối, bố trí trên 13.400 tỷ đồng từ vốn từ ngân sách địa phương; đến cuối tháng 9/2022, giải ngân từ ngân sách trung ương ước đạt gần 927 tỷ đồng, bằng 2,86% kế hoạch.
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương những kết quả mà các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực đạt được; đồng thời phê bình các bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp và chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công, yêu cầu các cơ quan, địa phương nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2022.
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, mặc dù tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng năm 20222, chưa như kỳ vọng (ước đạt 46,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao) nhưng đã phản ánh đúng xu hướng, đặc thù của vốn đầu tư, đó là đầu năm thi công tích lũy khối lượng, cuối năm triển khai thanh toán.
Trước tình hình tỷ lệ giải ngân những tháng còn lại của năm còn lớn, cần phải nỗ lực và có biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn. Bộ KH&ĐT đề xuất 8 giải pháp triển khai kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, cụ thể:
Thứ nhất, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải quán triệt nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, quyết liệt triển khai các giải pháp đã đề ra, tập trung đẩy mạnh giải ngân dự án trọng điểm bảo đảm thủ tục pháp lý, hiệu quả, chất lượng.
Thứ hai, yêu cầu các bộ, địa phương tập trung giải ngân toàn bộ số vốn được giao, không đề xuất điều chỉnh giảm kế hoạch năm 2022 vì hiện nay không có đơn vị nào đề nghị bổ sung vốn năm 2022 nên không thể thực hiện điều chỉnh theo quy định của Luật Đầu tư công.
Thứ ba, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế theo nhiệm vụ được giao, bảo đảm yêu cầu về thời hạn, chất lượng, khả thi theo quy định tại Nghị quyết số 124/NQ-CP.
Thứ tư, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 (trước tháng 11/2022 theo Nghị quyết số 16/NQ-CP của Chính phủ); rà soát ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp, sắp xếp thứ tự ưu tiên khởi công mới các dự án trong năm 2023 bảo đảm tính khả thi về thủ tục đầu tư và giải ngân, hoàn thành một số dự án trọng điểm, tạo động lực mới phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương.
Thứ năm, cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là trong việc tham gia ý kiến về các nội dung liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư công (phân bổ, điều chỉnh, giao kế hoạch đầu tư công,...). Các ý kiến tham gia bảo đảm yêu cầu về chất lượng, yêu cầu về tiến độ để công tác quản lý kế hoạch đầu tư công được kịp thời, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Thứ sáu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý thủ tục về đầu tư công như thẩm định dự án đầu tư có cấu phần xây dựng, triển khai kiểm soát chi vốn trong nước và đơn rút vốn của các nhà tài trợ.
Thứ bảy, thực hiện nghiêm pháp luật về đầu tư công, đẩy nhanh và nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư các dự án; kiên quyết siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát, hậu kiểm, xử lý nghiêm vi phạm.
Cuối cùng, các đơn vị, địa phương chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành thủ tục đầu tư, nâng cao tính khả thi của các dự án để có thể thực hiện ngay từ đầu năm 2023, tích cực giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, không để chậm trễ.
(VNF) - Khảo sát dự án Bến cảng Liên Chiểu, Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý Đà Nẵng việc xây dựng dự án này theo hướng ứng dụng với công năng đa ngành, đa lĩnh vực, quy hoạch tổng thể và lâu dài.
(VNF) - Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết các cơ quan tính toán sẽ giảm từ 63 tỉnh thành xuống còn 34, sắp tới Trung ương và Quốc hội sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.
(VNF) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương; kết thúc hoạt động thanh tra các bộ, sở, huyện.
Trận động đất mạnh 7,7 độ khiến nhiều tòa nhà bị đổ sập ở Myanmar và Thái Lan vào ngày 28/3.
(VNF) - Ông Vũ Quyết Tiến, Bí thư Thành ủy Hạ Long được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025.
(VNF) - Trước các biến động về chính sách thuế quan của Mỹ, các chuyên gia nhận định Việt Nam cần chuẩn bị nhiều phương án ứng phó, từ đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, tận dụng các hiệp định thương mại đến đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
(VNF) - Ngày 27/3, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP. HCM tiếp tục phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan.
(VNF) - Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) cho rằng, thay vì đốt cả cọc tiền vàng gây ô nhiễm, có thể đốt thẻ Visa, Master giá trị vài tỷ đồng cho người âm.
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất bảo lưu chế độ, tiền lương và phụ cấp chức vụ trong 6 tháng cho cán bộ, công chức, viên chức từ đơn vị hành chính cũ sang làm việc tại các tỉnh, xã sau sáp nhập.
(VNF) - Theo các chuyên gia, sáp nhập tỉnh, thành sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công vào các dự án quy mô lớn, tuy nhiên, việc này cũng gây ra một số thách thức cho mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công, trong đó tâm lý cán bộ là một trong những rào cản lớn nhất.
(VNF) - Sau nhiều ý kiến góp ý về việc áp dụng mức thuế suất chung cho các loại hình báo chí, Thứ trưởng Bộ Tài chính nói sẽ tiếp thu phương án này trong dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi.
(VNF) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã thống nhất đưa 4 vụ án, vụ việc có dấu hiệu lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo.
(VNF) - Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP. HCM đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), dự kiến mở từ ngày 25/3 và kết thúc vào ngày 21/4
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất mức lương theo tháng áp dụng đối với chuyên gia tư vấn trong nước tăng lên 80 triệu đồng/tháng, cao gấp đôi so với quy định hiện hành.
(VNF) - Việc đặt tên xã mới theo tên huyện trước cũ có gắn số thứ tự không chỉ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của nhiều người, mà còn giúp dễ hình dung về vị trí địa lý.
(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với ô tô thuộc 3 mã hàng HS 8703.23.63, 8703.23.57, 8703.24.51 về cùng một mức thuế suất là 32%. Dự kiến, ngân sách sẽ hụt thu hơn 220 tỷ đồng.
(VNF) - TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia dự báo, tăng trưởng GDP quý I của Việt Nam chỉ ở mức 7%, thấp hơn kịch bản đặt ra là 7,7%.
(VNF) - Dự kiến có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh và 39 đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước không thuộc diện sắp xếp theo dự thảo Nghị quyết về tái cấu trúc đơn vị hành chính.
(VNF) - Nhấn mạnh kiên quyết không để lọt vào cấp ủy khóa mới như cán bộ suy thoái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Tổng Bí thư yêu cầu không để ra tình trạng cán bộ vừa mới quy hoạch, bổ nhiệm lại bị xử lý.
(VNF) - Tổng Bí thư cho biết, Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng cơ bản tán thành định hướng số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV.
(VNF) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến giảm 50% số tỉnh, thành; bỏ 696 đơn vị hành chính cấp huyện nếu sửa xong Hiến pháp.
(VNF) - Ngày 25/3, ba tháng sau lần hoãn đầu tiên, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên phúc thẩm vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thao túng thị trường chứng khoán. Ngay trước phiên tòa, ba anh em bị cáo Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga nộp thêm 360 tỷ đồng khắc phục hậu quả.
(VNF) - Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi dự kiến có 85% nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện nay sẽ chuyển giao cho cấp cơ sở thực hiện.
(VNF) - Theo hội đồng xét xử, bệnh viện xác nhận ông Trịnh Văn Quyết cùng lúc mắc nhiều bệnh, phải thở máy và nguy cơ tử vong cao nên không thể ra tòa.
(VNF) - Mặc dù đang có nhiều lợi thế cạnh tranh nhưng ông Jack Nguyễn, Giám đốc Điều hành InCorp Vietnam cho rằng, Việt Nam hiện vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
(VNF) - Khảo sát dự án Bến cảng Liên Chiểu, Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý Đà Nẵng việc xây dựng dự án này theo hướng ứng dụng với công năng đa ngành, đa lĩnh vực, quy hoạch tổng thể và lâu dài.
(VNF) - Cầu Quảng Đà bắc qua sông Yên, nối 2 địa phương sẽ thông xe kỹ thuật vào ngày 27/3 nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Quảng Nam và Đà Nẵng.