Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Nền kinh tế thế giới đang có sự mở rộng nhanh nhất và rộng nhất trong vòng nhiều năm, mặc dù những vấn đề rủi ro vẫn còn đó. Nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang, các điều kiện tài chính ngày càng thắt chặt hơn, cũng như nợ công và nợ tư nhân gia tăng. Những vấn đề này hứa hẹn sẽ là một số chủ đề thảo luận chính khi các Thống đốc Ngân hàng trung ương và Bộ trưởng Tài chính tham gia cuộc họp mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, được tổ chức trong tuần này ở Washington.
Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cắt giảm nguồn vốn vay rót vào Trung Quốc và chuyển sang các quốc gia kém phát triển hơn, sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump chỉ trích việc tổ chức này cung cấp quá nhiều vốn cho Trung Quốc.
Chủ tịch WB Jim Yong Kim đã nói với các phóng viên tại Washington rằng: "Chúng tôi sẽ cho vay nhiều hơn đối với các nước có thu nhập trung bình". Ông Kim cho biết kế hoạch cho vay không thiên vị một quốc gia nhất định nào.
Theo quan điểm của WB, hiện nay Trung Quốc là một quốc gia có thu nhập trung bình cao với nhu cầu phát triển phức tạp.
Các quan chức Nhà Trắng cho rằng Trung Quốc không cần đến vay vốn từ các quỹ đa phương khi có thể huy động tiền từ thị trường tài chính toàn cầu. Ngân hàng Thế giới đã cam kết cho Trung Quốc vay 2,4 tỷ USD trong năm 2017, tăng so với mức 2 tỷ USD của năm 2016.
Ông Kim cho biết WB vẫn sẽ tiếp tục làm việc với Bắc Kinh. "Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục là một đối tác rất quan trọng của Ngân hàng Thế giới", ông nói.
Mark Calabria, chuyên gia kinh tế trưởng của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, cho biết chính quyền của ông Trump muốn giao thương được mở rộng - chứ không phải thu hẹp lại. Nhưng ông cũng nhấn manh mong muốn của Hoa Kỳ là yêu cầu Trung Quốc chuyển sang nền kinh tế thị trường theo các quy tắc quốc tế.
"Chúng tôi chắc chắn muốn tránh một cuộc chiến tranh thương mại, nhưng vẫn phải ra dấu hiệu rằng chúng tôi quyết tâm theo đuổi mục tiêu đến cùng, cho dù có thể gây ra một chút thiệt hại cho cả hai bên", Calabria cho biết tại Diễn đàn Tài chính Toàn cầu ở Washington.
Ông Calabria cũng bác bỏ ý kiến cho rằng Trung Quốc có thể trả đũa bằng thị trường nợ chính phủ. Trung Quốc là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ, nắm giữ khoảng 1,2 nghìn tỷ USD trái phiếu Kho bạc.
Calabria nói: "Thực tế là Trung Quốc không thể rút hết nợ khỏi Hoa Kỳ mà không phải chịu thiệt hại đáng kể từ lượng trái phiếu Kho bạc họ đang nắm giữ".
Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde, cho rằng những khó khăn gây ra bởi những xung đột thương mại gần đây giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tạo ra một rào cản trong kinh doanh - thương mại, và thu hẹp đầu tư trên phạm vi toàn cầu.
Bà Lagarde cho biết trong một cuộc họp báo: "Một số mô hình đã được thực hiện, và chúng tôi nhận thấy tác động thực tế tới tăng trưởng không quá lớn, khi bạn đánh giá tác động lên sản lượng kinh tế".
"Điều quan trọng hơn là một yếu tố nào đó rất khó để đo lường, trong khi nó liên quan trực tiếp đến sự giảm sút lòng tin", bà Lagarde nói. Các nhà đầu tư tỏ ra ngần ngại khi họ không thể rõ ràng về những điều kiện thương mại áp dụng lên các chuỗi cung ứng mà họ đầu tư vào.
Triển vọng ngắn hạn đối với nền kinh tế toàn cầu được nhìn nhận là "sáng sủa", nhưng "mây đen" đang tích tụ, và những nỗ lực cần được tăng cường để duy trì và đảm bảo tăng trưởng dài hạn.
Dưới đây tóm tắt lại những điểm chính trong cuộc họp:
Theo IMF, trong báo cáo Giám sát Tài chính giữa năm của IMF, tình trạng nợ nần của thế giới đã vọt lên tới mức kỷ lục - 164 nghìn tỷ USD. Điều này có thể gây ra khó khăn hơn cho các quốc gia trong việc đối phó với cuộc suy thoái tiếp theo và trả nợ nếu điều kiện tài chính thắt chặt hơn nữa.
Dữ liệu mới của IMF cho thấy tỷ lệ nợ trên GDP của Mỹ dự kiến sẽ vượt quá mức của Ý vào năm 2023.
Các mối đe dọa đối với hệ thống tài chính toàn cầu đang tăng lên, với mức giá của các tài sản rủi ro gia tăng theo cách gợi nhớ thời điểm tiền khủng hoảng tài chính toàn cầu - IMF cho biết trong Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu.
Các nhà đầu tư nên chuẩn bị cho sự biến động nhiều hơn khi thị trường phải thích ứng với các chính sách thắt chặt của các Ngân hàng trung ương, Giám đốc Thị trường vốn của IMF Tobias Adrian cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
IMF cũng đã công bố ra Báo cáo về Triển vọng Kinh tế Thế giới, với dự báo tăng trưởng toàn cầu của mình không thay đổi ở mức 3,9% trong năm nay và năm tiếp theo.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.