Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại thông báo kết luận của Văn phòng Chính phủ ngày 26/3, Chính phủ sẽ đề xuất Bộ Chính trị, Quốc hội cho phép chuyển đổi hình thức đầu tư 8 dự án PPP đường cao tốc Bắc - Nam phía đông và dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ từ hình thức đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công.
Đồng thời, bố trí mức vốn phù hợp từ nguồn tăng thu và kinh phí còn lại của ngân sách trung ương năm 2019 cho các dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và đường cất hạ cánh, đường lăn của 2 cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu, kèm theo cắt giảm 5% so với dự toán khi triển khai thực hiện các dự án, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Theo đó, tại cuộc họp ngày 3/4, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đã đề nghị các cơ quan liên quan phải bám sát các cơ chế, chỉ đạo của Chính phủ để có những giải pháp hành động kịp thời, không thể chậm trễ.
Bộ trưởng đã giao Vụ PPP chủ trì, phối hợp với Vụ KH-ĐT và cơ quan chức năng trong quá trình tham mưu các văn bản chuyển đổi hình thức đầu tư đối với 8 dự án cao tốc Bắc - Nam và cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, đồng thời khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn các ban QLDA quy trình chuyển đổi hình thức đầu tư..
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và đưa ra mục tiêu khởi công 2 dự án nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn của sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất trong tháng 6/2020. Đối với 8 dự án cao tốc Bắc Nam sẽ chuyển đổi từ hình thức PPP sang đầu tư công để khởi trong tháng 8/2020, còn cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dự kiến khởi công trong tháng 10/2020. (Xem thêm)
Thành uỷ Hà Nội và Ban Cán sự Đảng Bộ GTVT vừa ban hành thông báo kết luận hội nghị giữa các bộ, ngành liên quan về tiến độ tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và các dự án trọng điểm nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội.
Theo đó, hội nghị thống nhất kết luận dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã cơ bản hoàn thành các mục gồm công tác xây dựng 5/5 công trình thành phần; đã vận hành thử kỹ thuật một số chuyên ngành thiết bị từ cuối tháng 9/2018 đến tháng 3/2019.
Hiện dự án đang hoàn thiện hồ sơ hoàn công và khắc phục các tồn tại khuyết điểm, tiến hành các thử nghiệm, đánh giá an toàn hệ thống.
TP. Hà Nội cũng đã hoàn thành 9/9 nội dung về chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để tiếp nhận bàn giao, đưa vào khai thác vận hành tuyến đường sắt đô thị này ngay sau khi Hội đồng nghiệm thu nhà nước đánh giá, kết luận chất lượng công trình đủ điều kiện theo quy định và cho phép bàn giao đưa vào khai thác sử dụng, bảo đảm chất lượng kỹ thuật, an toàn.
Hiện, các bên đang khẩn trương thực hiện đào tạo nhân lực, vận hành chạy thử, kết nối hạ tầng giao thông, thông tin tuyên truyền, hoàn thiện kế hoạch bàn giao, tiếp nhận điều chỉnh.
Tuy nhiên, do vẫn còn một số vấn đề kỹ thuật, đánh giá an toàn hệ thống, nghiệm thu và bàn giao chưa thống nhất giữa Bộ GTVT và tổng thầu của dự án, trong đó có vướng mắc việc thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước về yêu cầu giảm trừ thanh toán, hoàn tất thủ tục liên quan… nên tiến độ bàn giao, vận hành tuyến liên tục chậm so với cam kết.
Để giải quyết các vướng mắc nhằm sớm đưa dự án vào vận hành, góp phần hạn chế ùn tắc, giảm tai nạn giao thông, phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn Thủ đô, Thành uỷ Hà Nội và Ban cán sự Đảng Bộ GTVT thống nhất thành lập tổ công tác xây dựng kế hoạch thực hiện những nhiệm vụ cuối cùng của dự án.
Theo đó, tổ công tác có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch rà soát, xem xét, đưa ra giải pháp tháo gỡ toàn bộ các vấn đề còn vướng mắc, chưa thống nhất như nêu trên giữa chủ đầu tư và tổng thầu của dự án theo quy định của pháp luật hiện hành, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết; thống nhất thông tin khi thực hiện đàm phán với nhà thầu. (Xem thêm)
Theo tính toán của các hãng hàng không, hiện có 98% tàu bay của các hãng bị "đắp chiếu", mọi hoạt động bay gần như ngưng trệ. Dự tính, con số thiệt hại lên tới 65.000 tỷ đồng chứ không phải 30.000 tỷ đồng như Cục hàng không Việt Nam (HKVN) dự báo.
Trước đó, theo tính toán của Cục HKVN, năm 2020, ngành hàng không sẽ bị thiệt hại khoảng 30.000 tỷ đồng, tuy nhiên, những diễn biến mới của dịch Covid-19 đã khiến ngành hàng không gánh thêm những thiệt hại nặng nề.
Đến thời điểm này, các hãng hàng không Việt đã bị giảm khoảng 40% (tương đương 65.000 tỷ đồng) doanh thu trong năm nay, nhưng chắc chắn còn thiệt hại nữa trong bối cảnh dịch đang bùng phát mạnh.
Hiện có khoảng 98% tàu bay của các hãng hàng không đã phải ngừng hoạt động. Trong khi, các hãng vẫn phải trả tiền thuê máy bay từ 0,4 triệu đến 1 triệu USD/tháng (thiệt hại hơn 50 triệu USD/tháng).
Nói như lãnh đạo một hãng hàng không, "để cứu mình, hãng đã làm mọi thứ có thể, đã cắt giảm mọi thứ, từ lương, nhân sự đến các khoản chi nhỏ nhất như chi phí văn phòng phẩm. Việc còn lại là trông chờ chính phủ hỗ trợ phần nào, như các quốc gia khác đang hỗ trợ ngành hàng không".
Những khó khăn, thiệt hại của ngành đã khiến kinh tế toàn cầu suy thoái nhanh hơn. Bởi hàng không là con đường rộng nhất, nhanh nhất rút ngắn khoảng cách của mỗi quốc gia với thế giới.
Số liệu tính toán trên thế giới cho thấy, hàng không tăng trưởng 2 – 2,5% sẽ góp phần kích thích tăng trưởng 1% GDP. Đây là bệ phóng của ngành du lịch, thu hút đầu tư, giao thương…. (Xem thêm)
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng và các bộ ngành Trung ương xem xét giải quyết các vướng mắc liên quan dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Theo văn bản của UBND tỉnh này, năm 2016, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã phê duyệt đề xuất dự án thành phần số 1 đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu theo hình thức hợp đồng BOT, tổng mức đầu tư 9.228 tỷ đồng.
Thời gian hoàn vốn dự kiến 22 năm 3 tháng. Tuy nhiên, do phương án tài chính phê duyệt không khả thi, vì vậy dự án chưa triển khai thực hiện.
Trước tình trạng quá tải của tuyến Quốc lộ 51, để sớm triển khai cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chủ động phối hợp với tỉnh Đồng Nai có văn bản liên tỉnh báo cáo và kiến nghị Thủ tướng, Bộ GTVT xem xét giao tỉnh này là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án thành phần số 1, dài 46,8km và đoạn qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dài 12km theo hình thức PPP.
Đồng thời giao UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là cơ quan quyết định đầu tư dự án thành phần số 2 đoạn Phú Mỹ - Vũng Tàu tổ chức triển khai dự án.
Trước đề nghị của Bộ GTVT, Thủ tướng đã có văn bản đồng ý giao tỉnh này là cơ quan lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, trình Thủ tướng xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
Theo văn bản UBND tỉnh đã báo cáo xin ý kiến Thủ tướng, sơ bộ dự án thành phần số 1 có tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 5.443 tỷ đồng.
Cụ thể, đoạn qua tỉnh Đồng Nai có chiều dài 34,8km, tổng mức đầu tư 12.315 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 4.723 tỷ đồng, các chi phí còn lại khoảng 7.592 tỷ đồng.
Đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư 2.641 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 700 tỷ đồng, bao gồm: đoạn cao tốc dài 3,2km có tổng mức 851 tỷ đồng (chi phí bồi thường 232 tỷ đồng, chi phí còn lại 69 tỷ đồng) và đoạn nhánh kết nối vào cảng Cái Mép dài 8,8km có tổng mức đầu tư 1.791 tỷ đồng (chi phí bồi thường 489 tỷ đồng, các chi phí còn lại 1.302 tỷ đồng).
Để có cơ sở hoàn tất các thủ tục pháp lý đúng quy định, phù hợp với đầu tư theo hình thức PPP trước khi trình Thủ tướng duyệt chủ trương đầu tư, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị đối với dự án thành phần số 1, Thủ tướng xem xét giao Bộ Tài chính, Bộ GTVT cân đối nguồn vốn trung ương hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng đoạn qua tỉnh Đồng Nai, với số tiền 4.723 tỷ đồng (diện tích thu hồi khoảng 335ha). (Xem thêm)
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.