'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
Theo quyết định này, có 3 liên danh nhà đầu tư trúng sơ tuyển tại dự án, gồm liên danh Công ty TNHH Hòa Hiệp - Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco 4 - Công ty TNHH đầu tư Núi Hồng - Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty Cổ phần Xây dựng Số 2; liên danh Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam - Công ty Cổ phần xây dựng Tân Nam - Công ty cổ phần HCJ;
Cuối cùng là liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hải Thạch - Công ty Cổ phần bê tông Hà Thanh - Tổng Công ty Xây dựng Hoàng Long - Công ty TNHH Tiến Đại Phát.
Được biết, sau 1 tháng phát hành hồ sơ mời sơ tuyển từ (15/10 - 14/11/2019), Ban Quản lý dự án 6 đã bán được 14 bộ hồ sơ cho các nhà đầu tư quan tâm đến dự án.
Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt dài 49,3 km với tổng mức đầu tư khoảng 13.338 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khoảng 1.303 tỷ đồng gồm đoạn qua địa phận tỉnh Nghệ An là 1.100 tỷ đồng, đoạn qua địa phận tỉnh Hà Tĩnh là 201 tỷ đồng. (Xem thêm)
Bộ GTVT vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện cao tốc Bắc - Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
Theo quyết định được phê duyệt, dự án đường cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết không có bất kỳ nhà đầu tư nào vượt qua bước sơ tuyển.
Trước đó, có 3 liên danh nhà đầu tư trong nước đã nộp hồ sơ dự sơ tuyển tại dự án này nhưng đều không đáp ứng được các tiêu chí trong hồ sơ mời sơ tuyển, với các lý do như không đáp ứng yêu cầu về tính hợp lệ của hồ sơ dự sơ tuyển hoặc không thỏa mãn tiêu chí đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.
Với việc không tìm được nhà đầu tư, Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu Ban Quản lý dự án 7 nghiên cứu, báo cáo đề xuất phương án triển khai tiếp theo đối với dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết (Bình Thuận) có chiều dài 101km, tổng mức đầu tư khoảng 11.603 tỷ đồng. (Xem thêm)
Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục tồn tại trên tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu VEC kiểm tra các nội dung còn tồn tại như hàng rào bảo vệ, hư hỏng mặt đường, công trình, hệ thống an toàn giao thông.
Bên cạnh đó,Bộ yêu cầu VEC chỉ đạo ban quản lý dự án, đơn vị quản lý bảo trì đường cao tốc, nhà thầu thi công, các đơn vị tư vấn... thực hiện nghiêm túc trách nhiệm, nghĩa vụ của mình theo quy định; khẩn trương sửa chữa khắc phục triệt để các tồn tại nêu trên.
Đối với các vị trí hư hỏng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên đường bộ đang khai thác, Bộ GTVT cũng yêu cầu VEC tiến hành sửa chữa, khắc phục ngay để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
Bộ GTVT cũng yêu cầu VEC phối hợp với địa phương tháo gỡ vướng mắc về giải phóng mặt bằng, chỉ đạo nhà thầu thi công khẩn trương hoàn thiện các công trình phụ trợ còn lại như mái taluy, nút giao thông, đường gom dân sinh, hàng rào đúng theo thiết kế được phê duyệt.
“Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc VEC chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra tai nạn giao thông trên tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi do các tồn tại như hàng rào bảo vệ, hư hỏng mặt đường, công trình, hệ thống an toàn giao thông... không được sửa chữa, khắc phục kịp thời gây ra”, văn bản của Bộ GTVT nêu rõ.
Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dài 139,2km; đi qua TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, với tổng vốn đầu tư hơn 34.500 tỷ đồng, được khởi công xây dựng vào ngày 19/5/2013 và do VEC làm chủ đầu tư.
Đây được xem là một dự án cao tốc “bê bối” của ngành giao thông khi dự án chỉ vừa thông xe, sử dụng một thời gian ngắn (từ ngày 2/9/2018) thì cao tốc này bắt đầu xuất hiện nhiều "ổ gà, ổ trâu". Đơn vị quản lý đã cho sửa chữa, tuy nhiên đến nay cao tốc tiếp tục xuất hiện hư hỏng. (Xem thêm)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ tham gia góp ý kiến về việc chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công đối với các dự án thành phần trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng đề xuất chuyển đổi hình thức đầu tư một số dự án trọng điểm từ PPP sang đầu tư công của Bộ Giao thông vận tải là cần thiết, nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2020, đối phó kịp thời với tình hình diễn biến dịch Covid-19.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng Bộ Giao thông vận tải cần bám sát nguyên tắc rà soát chi tiết toàn bộ 8 dự án đang triển khai theo hình thức PPP, từ đó đưa ra đề xuất chuyển đổi sang hình thức đầu tư công đối với những dự án cần chuyển đổi, đảm bảo tính khả thi nhất.
Theo đó, các dự án này phải nối tiếp với các đoạn đang triển khai; có khả năng hoàn thành sớm các thủ tục đầu tư và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công; giải ngân hết kế hoạch vốn hàng năm; tránh tình trạng phải kéo dài thời gian giải ngân kế hoạch vốn nhưng dự án không thể triển khai, không thể giải ngân được.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng việc Bộ Giao thông vận tải đề xuất triển khai chuyển đổi hình thức đầu tư đối với 3 dự án (gồm Phan Thiết- Dầu Giây; Mai Sơn - Quốc lộ 45 và Quốc lộ 45 - Nghi Sơn) cơ bản đã đáp ứng được các nguyên tắc nêu trên.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải cũng cần xem xét rà soát khả năng triển khai theo hình thức PPP của các dự án còn lại để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định 1 lần việc điều chỉnh.
Về việc tổ chức thực hiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải trình cấp có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu để đẩy nhanh tiến độ các dự án chuyển đổi.
Việc chỉ định thầu cần được thực hiện theo các nguyên tắc như doanh nghiệp được chỉ định phải có năng lực về tài chính, máy móc, thi công, nhân lực và kinh nghiệm triển khai các dự án tương tự, trong đó ưu tiên giao cho các doanh nghiệp xây dựng của Bộ Quốc phòng.
Trong việc chỉ định thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng lưu ý cần quy định tiết kiệm từ 5% - 7% so với dự toán được phê duyệt của gói thầu được chỉ định; nghiên cứu xây dựng cơ chế thưởng, phạt rõ ràng với các nhà thầu được lựa chọn để thúc đẩy tiến độ các dự án, trong đó sử dụng chính khoản tiết kiệm nêu trên để trích 1 phần thưởng cho nhà thầu vượt tiến độ... (Xem thêm)
Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội vừa có cuộc làm việc với các bộ, ngành Trung ương, Ban Cán sự đảng UBND thành phố Hà Nội về các dự án giao thông trọng điểm, nhằm chống ùn tắc giao thông trên địa bàn.
Theo báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội, trên địa bàn có nhiều công trình giao thông trọng điểm do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư (gồm các dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh- Hà Đông, các tuyến đường Vành đai 3, 4, 5, các tuyến cao tốc nối Hà Nội với Hạ Long, Thái Nguyên, đường Hồ Chí Minh, đường sắt quốc gia, các tuyến đường thủy trên các tuyến sông lớn, cảng Hàng không quốc tế Nội Bài… và các công trình do thành phố Hà Nội đầu tư (các dự án đường vành đai, các trục đường hướng tâm, 8 cầu vượt sông Hồng, sông Đuống, các hầm chui trong nội đô…). Đây là các dự án không chỉ có ý nghĩa đối với yêu cầu phát triển hiện tại, mà còn là lâu dài đối với Thủ đô.
Dự án đặc biệt quan trọng, thu hút sự quan tâm của dư luận và nhân dân trong nhiều năm nay là đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.
Đây là dự án đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng cho đời sống dân sinh và giảm tải ùn tắc, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc làm tổng thầu; khi xây dựng xong sẽ bàn giao cho thành phố Hà Nội tiếp quản, vận hành và trả nợ các khoản vay đầu tư, xây dựng dự án.
Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, vướng mắc nhất hiện nay của dự án là vấn đề thanh toán, quyết toán, nhất là việc tuân thủ kết luận liên quan của Kiểm toán Nhà nước ban hành cách đây hơn 1 năm.
Trong khi đó, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 làm chậm tiến độ vận hành thử và bàn giao dự án cho thành phố Hà Nội theo kế hoạch đề ra.
Thống nhất các ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, lãnh đạo các bộ, ngành và UBND thành phố, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đề nghị thành lập Tổ công tác do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải làm Tổ trưởng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội làm Tổ phó và các thành viên là lãnh đạo một số bộ, ngành để xây dựng một kế hoạch chung, phân loại các công việc của Ban quản lý dự án, Tổng thầu, từng bộ, ngành và thành phố Hà Nội, báo cáo Chính phủ quyết định, thúc đẩy đưa nhanh dự án đi vào hoạt động.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Đây là dự án quan trọng của quốc gia, có ý nghĩa quan trọng đối với Thủ đô Hà Nội, cần thúc đẩy đi vào hoạt động nhằm giảm thiểu tổn thất, lãng phí. (Xem thêm)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.