Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tòa án nhân dân (TAND) cấp cao tại TP. HCM mới đây đã tuyên không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát, bác kháng cáo của Vinasun và Grab, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Theo đó, toà tuyên Grab phải bồi thường cho Vinataxi số tiền 4,8 tỷ đồng.
Ngay sau bản án này, Grab phát đi thông cáo khẳng định sẽ tiếp tục bảo vệ uy tín và thương hiệu trước những cáo buộc vô lý, sai sự thật và vô căn cứ do phía Vinasun đưa ra tại tòa.
Grab cũng cho rằng không có đủ bằng chứng thuyết phục để Tòa phúc thẩm xác định công ty đã vi phạm các quy định về kinh doanh vận tải và vi phạm đề án thí điểm theo Quyết định 24, bởi các cơ quan chức năng đã xem xét và kết luận hoạt động kinh doanh của Grab tuân thủ đề án.
Grab cũng lưu ý rằng Tòa cấp phúc thẩm đã dựa vào báo cáo giám định của Công ty Cổ phần Thẩm định - Giám định Cửu Long để yêu cầu Grab bồi thường 4,8 tỷ đồng cho Vinasun trong khi báo cáo này không đảm bảo khách quan, vô tư và có nhiều sai sót.
Grab khẳng định rằng tại phiên tòa, công ty đã chứng minh được nhiều sai sót trong báo cáo giám định.
Trước đó, Vinasun đã khởi kiện Grab. Theo đó, Vinasun cáo buộc Grab đã có những phương thức cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mãi tràn lan, phá giá… gây ảnh hưởng và thiệt hại cho taxi truyền thống và yêu cầu phải bồi thường 41,2 tỷ đồng cho Vinasun. (Xem thêm)
Lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có buổi làm việc với Ban quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng cầu Phước An, thị xã Phú Mỹ.
Theo báo cáo của Ban quản lý dự án, năm 2009, UBND tỉnh này đã ban hành quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng liên cảng Cái Mép - Thị Vải và chia dự án thành 2 giai đoạn thực hiện.
Giai đoạn 1 dự án thực hiện tuyến đường liên cảng dài khoảng 19,65km, từ điểm cầu Km0+00 cảng tổng hợp container Cái Mép Hạ thuộc thị xã Phú Mỹ đến điểm cầu Km19+650, phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ.
Giai đoạn 2 đầu tư xây dựng cầu Phước An vượt sông Thị Vải nối thị xã Phú Mỹ với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) có chiều dài 3,26km.
Hiện tại giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, còn giai đoạn 2 chưa được triển khai do nguồn vốn đầu tư khó khăn.
Tổng mức đầu tư dự án này là 4.879 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Dự kiến dự án sẽ được xây dựng và hoàn thành trong vòng 5 năm kể từ ngày khởi công xây dựng. (Xem thêm)
Ban Quản lý dự án đường sắt vừa cho biết, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang được nghiệm thu thành phần ở các hạng mục xây dựng, thiết bị. Chỉ còn lại hạng mục đoàn tàu đang chờ được cấp chứng nhận đăng kiểm chính thức sẽ nghiệm thu.
Đến nay, nhiều hạng mục công trình đủ điều kiện báo cáo Hội đồng nghiệm thu cơ sở xem xét như: công trình cầu cạn khu gian (khu gian và tuyến ra vào Depot), đường ray. Bên cạnh đó, dự án đã xây dựng đề cương vận hành thử toàn bộ hệ thống 20 ngày để phục vụ đánh giá an toàn, nghiệm thu.
Dự kiến trước đây, tháng 2/2020 bắt đầu vận hành thử hệ thống. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các chuyên gia, kỹ sư dự án người Trung Quốc của Tổng thầu, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2020 vẫn chưa xác định được thời điểm cụ thể trở lại để tiếp tục công việc.
“Tổng số có hơn 100 chuyên gia, nhân sự của Tổng thầu EPC Trung Quốc làm việc tại dự án. Đến 28/2 mới có giám đốc dự án và 3 lãnh đạo khác của nhà thầu nhập cảnh, trở lại làm việc. Các nhân sự trên vẫn trong thời gian cách ly và làm việc trực tuyến. Hiện công việc nghiệm thu vẫn được tiến hành nhưng chủ yếu các hạng mục, chi tiết nhỏ”, đại diện đơn vị quản lý dự án cho biết.
Liên quan đến công tác đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống, theo thông tin của PV Báo Giao thông, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có 13 báo cáo đánh giá chuyên ngành được thực hiện bởi liên danh tư vấn Apave-Certifer-Tricc. Đến nay, tư vấn đã đánh giá và phát hành 12/13 báo cáo của dự án. (Xem thêm)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng một số đoạn trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam và dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Trước đó, ngày 4/3, Thủ tướng đã ban hành chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Trong đó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công.
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền về việc chuyển đổi từ đầu tư theo hình thức đối tác công - tư sang đầu tư công đối với các dự án trọng điểm như dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, các dự án thành phần trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Chỉ thị của Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải xem xét việc áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư, chỉ định thầu, bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, báo cáo Chính phủ trước ngày 15/3.
Tại cuộc họp hôm nay, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo kết quả nghiên cứu chuyển đổi hình thức đầu tư từ đối tác công - tư sang đầu tư công đối với các dự án thành phần trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đề xuất phương án chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công đối với một số dự án cấp bách nhằm sử dụng hiệu quả tối đa nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, sớm đưa công trình vào sử dụng.
Sau khi nghe báo cáo, Thủ tướng nhất trí với phương án do Bộ Giao thông vận tải đề xuất và yêu cầu cơ quan này phối hợp với các Bộ liên quan có báo cáo chính thức về vấn đề này, trình cấp có thẩm quyền. (Xem thêm)
UBND tỉnh Tuyên Quang vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ xin chuyển đổi hình thức đầu tư, hỗ trợ thêm vốn cho dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai.
Theo lãnh đạo tỉnh này, hiện nay việc thu hút các nhà đầu tư thực hiện dự án cũng như khả năng các ngân hàng cho vay vốn các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức PPP là rất khó khăn.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư từng quan tâm đề xuất thực hiện dự án là Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường cũng đã xin rút thôi không thực hiện tiếp công tác chuẩn bị dự án.
“Vì vậy, để triển khai dự án, đặc biệt là trong hình hình các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, việc chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công hoặc hỗ trợ thêm nguồn vốn ngân sách Nhà nước là cần thiết”, ông Phạm Minh Huấn, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang giải thích trong công văn gửi Thủ tướng.
Để thực hiện chuyển đổi dự án sang thực hiện theo hình thức đầu tư công, UBND tỉnh Tuyên Quang tính toán Chính phủ cần bố trí thêm 2.600 tỷ đồng. Trường hợp nguồn vốn Ngân sách Nhà nước không bố trí 100% vốn để thực hiện theo hình thức đầu tư công, tỉnh Tuyên Quang xin Thủ tướng hỗ trợ thêm cho dự án 1.000 tỷ đồng để tiếp tục thực hiện theo hình thức BOT.
Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào có tổng chiều dài khoảng 40,2km (địa phận tỉnh Tuyên Quang khoảng 11,63km; địa phận tỉnh Phú Thọ khoảng 28,57km) với điểm đầu là Km 0+00 (Quốc lộ 2 - Km 127+500) thuộc xã Lưỡng Vượng, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang; điểm cuối là Km 40+200 kết nối với nút giao IC9 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai thuộc thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
Tuyến đường được xây dựng theo quy mô 4 làn xe, vận tốc 80 km/h này sẽ đi song song về bên phải tuyến Quốc lộ 2 hiện hữu. (Xem thêm)
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.