Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trước thông tin phản ánh Dự án cao tốc Bắc - Nam đang chậm tiến độ, Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Giao thông vận tải (GTVT) báo cáo về vấn đề này.
Báo cáo của Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Bộ Giao thông Vận tải cho thấy, hiện 13 địa phương có dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua mới bàn giao được 166/653,6 km mặt bằng cho các chủ đầu tư, ban quản lý dự án. Theo kế hoạch, các địa phương dự kiến bàn giao đất nông nghiệp trước ngày 31/12/2019 và hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng trong quý II/2020.
Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng đã chậm so với tiến độ yêu cầu, không đảm bảo tiến độ hoàn thành bàn giao toàn bộ đất nông nghiệp trong năm 2019. Nếu các địa phương không đôn đốc quyết liệt các hội đồng giải phóng mặt bằng, tiến độ bàn giao toàn bộ mặt bằng trong quý II/2020 sẽ không đảm bảo kế hoạch đề ra.
Cũng theo phản ánh, tiến độ trình duyệt thiết kế của các dự án cao tốc Bắc - Nam cũng đang chậm so với kế hoạch yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải là hoàn thành trước ngày 20/2. Về phản ánh nói trên, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải báo cáo.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam là công trình quan trọng quốc gia ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2017-2020, có ý nghĩa quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Dự án đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và được bố trí vốn với 11 dự án thành phần. (Xem thêm)
Lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long cho biết Bộ GTVT vừa giao lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu. Đây là hai dự án cao tốc trục ngang ở miền Tây.
Cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu dự kiến đầu tư 33.000 tỷ đồng đi qua thành phố Hà Tiên, thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang), huyện Thạnh Trị (tỉnh Sóc Trăng) và TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu).
Giai đoạn 1 tuyến đường dài 225km, rộng 17m cho bốn làn xe lưu thông với vận tốc 80 km/h, có dải phân cách ở giữa và bố trí làn dừng xe khẩn cấp ngắt quãng.
Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, dự kiến đầu tư 34.406 tỷ đồng. có điểm đầu là thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang và điểm cuối là thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng dài khoảng 154 km.
Giai đoạn 1 đầu tư mặt đường rộng 17 m cho bốn làn xe lưu thông với vận tốc thiết kế 80 km/h. Đến giai đoạn hoàn chỉnh mở rộng mặt đường lên 24,75 m cho bốn làn xe lưu thông với vận tốc 100 km/h-120 km/h và có hai làn dừng khẩn cấp ở hai bên.
Dự kiến, thời gian tới Bộ GTVT sẽ báo cáo Thủ tướng và lấy ý kiến các bộ ngành, trình Quốc hội trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2026. (Xem thêm)
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải (GTVT) nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, đồng thời khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định phương án tiếp tục triển khai hay dừng hoặc kết thúc dự án trên.
Khởi công năm 2005 với tổng mức đầu tư trên 7.600 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, dự án đường sắt Yên Viên (Hà Nội) - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân (Quảng Ninh) đến nay vẫn chưa hẹn ngày về đích.
Đây là tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam có thiết kế tốc độ cao với tàu khách 120km/h (tốc độ trung bình của đường sắt Việt Nam hiện là 50 km/h), tàu hàng 80 km/h.
Khi hoàn thiện toàn tuyến, tàu sẽ không phải mất 8 giờ đồng hồ chạy từ ga Yên Viên lên Kép (Bắc Giang) rồi vòng xuống Hạ Long như hiện nay; thay vào đó, hành trình tàu chạy thẳng từ Hạ Long đến Yên Viên sẽ còn khoảng 2 giờ (với tàu khách), từ 3 đến 4 giờ (với tàu hàng).
Tuy nhiên, trong số chiều dài gần 130km toàn tuyến (được chia thành 4 tiểu dự án), hiện mới chỉ có đoạn Hạ Long - cảng Cái Lân - cầu vượt Bàn Cờ (đều trên địa bàn Quảng Ninh) chiều dài khoảng 6 km với tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng được xây dựng hoàn thiện, còn lại hơn 120km bỏ dở dang từ năm 2011 do khó khăn về nguồn vốn. Tình trạng này khiến nhiều nhà ga đầu tư trăm tỷ đồng ở Quảng Ninh mặc dù đã đi vào hoạt động nhưng luôn vắng bóng tàu. (Xem thêm)
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (chủ đầu tư) vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành (Long An, TP. HCM, Đồng Nai).
Theo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, từ tháng 7/2019 đến nay, dự án bị đình trệ do không được bố trí vốn giải phóng mặt bằng và vốn xây lắp đường cao tốc, dẫn đến việc phát sinh nhiều chi phí.
Cụ thể, đầu tháng 2/2020, đơn vị tư vấn giám sát C5 ở dự án này ước tính các chi phí phát sinh ở gói thầu J1 - xây dựng cầu Bình Khánh (bắc qua sông Soài Rạp nối Nhà Bè và Cần Giờ) và gói thầu J3 xây dựng cầu Phước Khánh (bắc qua sông Lòng Tàu nối Cần Giờ - TP.HCM và huyện Nhơn Trạch - tỉnh Đồng Nai) ước tính khoảng 70 triệu USD.
VEC cho biết ngân sách phải bồi thường cho hai nhà thầu J1 và J3 số tiền trên do chi phí kéo dài thời gian hợp đồng và chi phí chờ đợi của nhà thầu vì chưa được cấp vốn thi công.
Để giảm thiểu tối đa các rủi ro về pháp lý và nguy cơ thiệt hại kinh tế nhà nước, VEC kiến nghị phương án tạm dừng thi công tất cả các gói thầu do JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) tài trợ.
Đối với các gói thầu do ADB (Ngân hàng phát triển châu Á) tài trợ, trong trường hợp các thủ tục pháp lý thực hiện dự án chưa tháo gỡ được các vướng mắc và các nhà thầu không còn nguồn lực, VEC cũng kiến nghị tạm dừng hợp đồng thi công tất cả các gói thầu. (Xem thêm)
Nếu đến tháng 3/2020 việc giao dự toán ngân sách chưa được thực hiện, hoạt động chạy tàu trên toàn quốc có thể phải tạm dừng vì không có tiền trả lương cho nhân viên tuần đường, gác chắn...
Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), cho biết như vậy ở buổi làm việc giữa Tổ công tác của Thủ tướng với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (SCIC) mới đây.
Theo ông Minh, những tháng gần đây VNR phải ứng tiền trả lương cho hơn 11.000 nhân viên ngành đường sắt để duy trì hoạt động do chưa có tiền.
Theo thông lệ, trước ngày 31/12 hằng năm, Bộ GTVT sẽ giao dự toán ngân sách bảo trì để tuần đường, gác chắn hoạt động bình thường, đảm bảo hoạt động đường sắt.
Trên cơ sở đó, VNR ký hợp đồng công ích với 20 công ty của VNR trong khối hạ tầng, đảm bảo tuần đường, gác chắn trên 1.519 đường ngang và 3.059km đường sắt đi qua 34 tỉnh, thành dọc chiều dài đất nước.
Tuy nhiên, đến nay VNR vẫn chưa nhận được dự toán. Nguyên nhân là do điều 49 Luật ngân sách nhà nước quy định cơ quan nhận được ngân sách phải giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc, mà VNR không phải đơn vị trực thuộc của Bộ GTVT. (Xem thêm)
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liên quan đến phản ánh về việc chậm tiến độ tái định cư sân bay Long Thành.
Theo phản ánh, UBND tỉnh Đồng Nai vừa có báo cáo về tiến độ triển khai các dự án thành phần có cấu phần xây dựng thuộc dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cảng Hàng không quốc tế Long Thành, trong đó nhấn mạnh việc chậm tiến độ đối với đầu tư xây dựng hạ tầng Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn và phân khu 3 Khu tái định cư Bình Sơn, huyện Long Thành.
Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư sân bay quốc tế Long Thành là công trình trọng điểm quốc gia, mặc dù UBND tỉnh Đồng Nai đã tập trung chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện nhưng tiến độ vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.
Đối với việc đầu tư xây dựng hạ tầng khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn và phân khu 3 khu tái định cư Bình Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phê bình lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh khi chưa chủ động, tích cực trong công tác lập hồ sơ, thủ tục các dự án hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của 2 khu tái định cư này; chưa tuân thủ quy định chế độ, thời gian và ký báo cáo gửi UBND tỉnh...
Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Đồng Nai báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 24/2/2020. (Xem thêm)
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.