Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Sau nhiều lần hứa hẹn, đến nay dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa thể vận hành thương mại do còn một số vấn đề tồn tại về an toàn hệ thống mà phía tổng thầu Trung Quốc chưa hoàn thiện, các hạng mục chưa phù hợp với thông số kỹ thuật, các thiết bị chưa hoàn thiện theo hồ sơ thiết kế, trong khi đó khối lượng công việc tồn đọng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Trong khi đó, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu phải sớm đưa đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào hoạt động, đáp ứng sự kỳ vọng của người dân bởi chỉ còn những hạng mục nhỏ, những thủ tục cuối cùng nhưng vẫn chưa thể hoàn thiện xong đường sắt Cát Linh - Hà Đông, nếu không sớm đưa dự án vào sử dụng, người dân sẽ không đồng tình.
Trước tình hình này, Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng giám đốc Cục 6 đường sắt Trung Quốc phải sang Việt Nam làm việc và giải quyết dứt điểm những vấn đề của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Theo đó, Bộ GTVT cùng Ban Quản lý dự án đường sắt đã làm việc với Tổng giám đốc Tổng thầu Trung Quốc. Tại chương trình làm việc, Bộ GTVT yêu cầu lãnh đạo Tổng thầu phải chỉ rõ những công việc tồn tại, hướng giải quyết, xác lập chi tiết thời hạn hoàn thành dự án.
Bộ GTVT cũng làm việc với đơn vị tư vấn độc lập, đề nghị có những đánh giá chặt chẽ, khuyến cáo cụ thể với phía tổng thầu, yêu cầu khắc phục triệt để các tồn tại của dự án này nhằm đảm bảo an toàn chạy tàu.
Theo Bộ GTVT, việc khó khăn cũng như gia tăng chi phí hoàn toàn thuộc trách nhiệm của tổng thầu và bắt nguồn từ sai sót của tổng thầu trong việc thỏa thuận với các nhà thầu phụ sản xuất, cung cấp vật tư thiết bị liên quan.
Tổng thầu Trung Quốc cũng chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình theo đúng hợp đồng EPC đã ký kết và chủ đầu tư sẽ tiếp tục yêu cầu tổng thầu thực hiện cũng như xử lý các chậm trễ, vi phạm cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. (Xem thêm)
Ngày 15/1, Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn cho biết dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đã chính thức được đưa vào khai thác từ 0h ngày 15/1/2020 và sẽ vận hành miễn phí trong 30 ngày (từ 15/1 – 14/2/2020).
Trao đổi với VietnamFinance, đại diện Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn cho biết thông qua thời gian vận hành miễn phí, nhà đầu tư sẽ đánh giá toàn bộ hệ thống thu phí, hệ thống đảm bảo an toàn giao thông, tiếp tục rà soát, đối chiếu số liệu và đánh giá lưu lượng...
Từ đó sẽ giúp thống nhất với tỉnh Lạng Sơn các giải pháp khắc phục các tồn tại phương án tài chính, đảm bảo các điều kiện vận hành thông suốt, an toàn lâu dài để dự án không bị gián đoạn trong thời gian tới. (Xem thêm)
Ngày 17/1, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 10/2020 thay thế Nghị định 86/2014 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô sau nhiều lần dự thảo gây tranh cãi. Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2020.
Đáng chú ý, nghị định mới cho phép taxi truyền thống và taxi công nghệ được lựa chọn gắn hộp đèn với chữ TAXI hoặc dán chữ “XE TAXI” phản quang, thay vì quy định cứng bắt buộc gắn hộp đèn trên nóc xe như các bản dự thảo trước.
Cụ thể, điểm b, khoản 1, điều 6 của Nghị định 10 quy định xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi (bao gồm taxi thanh toán bằng đồng hồ và taxi có sử dụng công cụ thanh toán, kết nối bằng ứng dụng điện tử) được quyền lựa chọn gắn hộp đèn với chữ “TAXI” cố định trên nóc xe, với kính thước tối thiểu là 12 x 30 cm, hoặc niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe, với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE TAXI” là 6 x 20 cm.
Trường hợp lựa chọn gắn hộp đèn với chữ "TAXI" cố định trên nóc xe thì không phải niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI”.
Đối với xe taxi sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi, nghị định mới quy định trên xe phải có thiết bị kết nối trực tiếp với hành khách để đặt xe, huỷ chuyến; tiền cước chuyến đi được tính theo quãng đường xác định trên bản đồ số.
Trường hợp xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó. Việc xác định tổng thời gian hoạt động được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe.
Nghị định 10/2020 cũng không bắt buộc xe hợp đồng điện tử phải gắn hộp đèn nhưng yêu cầu dán phù hiệu phản quang bên trong xe. Cụ thể, nghị định mới quy định niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” trên kính phía trước và kính phía sau xe. Theo đó, xe hợp đồng như Grab hay Be phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe.
Cụ thể, tại điểm a, điều 7 của Nghị định 10, xe hợp đồng phải có phù hiệu "XE HỢP ĐỒNG" và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết các thông tin khác trên xe.
Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ "XE HỢP ĐỒNG" làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ "XE HỢP ĐỒNG" là 6x20cm. (Xem thêm)
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Cà Mau do Ban Dân nguyện chuyển đến.
Cụ thể, để tạo bước đột phá, đảm bảo kết nối hệ thống giao thông đồng bộ với đầy đủ các phương thức vận tải (đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển, đường hàng không...) giữa các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm mục tiêu tăng cường, thúc đẩy liên kết vùng và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, cử tri kiến nghị Chính phủ xem xét, chỉ đạo triển khai đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau hoàn thành đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2021 - 2025 (để kết nối đồng bộ với tuyến cao tốc TP. HCM - Cần Thơ).
Đồng thời, cử tri cũng đề xuất bổ sung vào quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam để đầu tư nối dài tuyến đường bộ cao tốc đến Mũi Cà Mau (đầu tư sau năm 2025), tiến tới hoàn thiện mạng đường bộ cao tốc quốc gia suốt chiều dài của Tổ quốc.
Cử tri cũng đề nghị bổ sung danh mục từng dự án cụ thể trong quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lập) và đề án kết nối mạng giao thông các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (do Bộ Giao thông vận tải chủ trì lập) và sắp xếp, lựa chọn một số dự án trọng điểm, cấp bách đầu tư ngay trong đoạn 2021-2025.
Trả lời kiến nghị của cử tri, Bộ GTVT cho biết theo quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài 150km, được quy hoạch với 4 làn xe, theo lộ trình sẽ được đầu tư trong giai đoạn sau năm 2030.
Thực hiện chỉ đạo cùa Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã rà soát lại quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc và đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam, trong đó đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh lộ trình đầu tư tuyến cao tốc này lên giai đoạn trước năm 2030 làm cơ sở triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định.
Đồng thời. Bộ GTVT đã giao Tổng công ty Cửu Long chủ động nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư tuyến cao tốc này, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, Bộ GTVT sẽ hoàn thiện thủ tục để tổng hợp trình Chính phủ, Quốc hội bố trí vốn triển khai thực hiện.
Bộ GTVT cũng đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau có ý kiến với các bộ, ngành để tranh thủ sự đồng thuận trong việc điều chỉnh quy hoạch cũng như việc bố trí vốn cho dự án này.
Đối với kiến nghị bổ sung quy hoạch tuyến cao tốc nối dài đến Mũi Cà Mau, Bộ GTVT cho biết trong quá trình nghiên cứu lập quy hoạch mạng đường bộ cao tốc theo quy định của Luật Quy hoạch, Bộ sẽ chỉ đạo tư vấn tính toán về nhu cầu vận tải trên tuyến kết nối từ TP. Cà Mau đến Đất Mũi để nghiên cứu, đề xuất việc quy hoạch tuyến đường bộ cao tốc đến Mũi Cà Mau cho phù hợp. (Xem thêm)
Ông Dương Viết Roãn, Giám đốc Ban Quản lý dự án (PMU) Thăng Long cho biết: “Năm 2019, Ban được giao 3.815 tỷ đồng, dự kiến kết quả giải ngân đến hết 31/1/2020 là 3.614 tỷ đồng, đạt 94,7%. Sang năm 2020, Ban được giao khoảng 4.700 tỷ đồng".
Ông Roãn cũng cho biết: Hiện PMU Thăng Long đang quản lý 8 dự án gồm: Cao tốc Mai Sơn - QL45; cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, cầu Hưng Hà, cầu Thịnh Long, dự án nâng cấp QL217, Dự án cầu Đà Rằng, cầu Sông Chùa trên QL1 cũ và dự án cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
"Trong năm 2019, đơn vị đã hoàn thành 100% kế hoạch trình quyết toán dự án được giao theo đúng tiến độ, chất lượng và đủ điều kiện để Bộ GTVT thẩm tra quyết toán,...", ông Doãn nói.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Công, năm 2020, Ban QLDA Thăng Long dự kiến giải ngân 4.684 tỷ đồng, chiếm tới 13,1% tổng số vốn kế hoạch của Bộ GTVT. Đặc biệt là việc thực hiện 3 tuyến cao tốc Bắc Nam.
“Ban phải lưu ý đặc biệt đối với 2 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - QL45 và Phan Thiết - Dầu Giây. Đơn vị cần phối hợp chặt chẽ với địa phương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thiện thiết kế kỹ thuật, lựa chọn nhà đầu tư để triển khai thi công. Đây là dự án quan trọng nhất trong các dự án quan trọng quốc gia hiện nay, nên Ban phải hết sức tập trung để làm tốt”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công nói.
Liên quan đến việc triển khai 3 tuyến cao tốc, ông Dương Viết Roãn cho biết: Trong năm 2020, PMU Thăng Long phấn đấu hoàn thành công tác tuyển chọn nhà đầu tư và khởi công 3 dự án cao tốc, gồm Mai Sơn - QL45, Phan Thiết - Dầu Giây và Mỹ Thuận - Cần Thơ. (Xem thêm)
Theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), trong nửa tháng qua, cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện xử lý 6.279 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền 21 tỷ 013 triệu đồng.
Một số địa phương có kết quả xử lý vi phạm nồng độ cồn cao như: Quảng Ninh 475 trường hợp, Thanh Hóa 379 trường hợp, Tây Ninh 341 trường hợp, Đồng Nai 327 trường hợp...
Một số địa phương đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở như Đồng Nai 118 trường hợp, Long An 115 trường hợp, Bình Dương 93 trường hợp, TP. HCM 70 trường hợp, Bắc Ninh 68 trường hợp, Thanh Hóa 63 trường hợp, Trà Vinh 63 trường hợp, Bắc Giang 54 trường hợp…
Đáng chú ý, trong ssố các tài xế vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, có nhiều công chức vi phạm và bị cảnh sát gửi giấy về cơ quan để xử lý. Cụ thể như Công an tỉnh Thái Bình xử phạt một phó giám đốc bệnh viện 35 triệu đồng vì vi phạm nồng độ cồn, tước giấy phép lái xe 23 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày; Công an Quảng Bình xử phạt một phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện 35 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 23 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Có 3 địa phương là Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Hà Nội đã có xử phạt người điều khiển xe đạp, xe máy điện vi phạm nồng độ cồn.
Cũng theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông, toàn quốc không có vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến rượu, bia trong 2 tuần qua, trong khi những năm trước, thời điểm trước Tết thường có nhiều tai nạn nghiêm trọng do rượu, bia.
Liên quan đến việc thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng vừa ban hành chỉ thị, trong đó yêu cầu các lực lượng xử lý hành vi vi phạm nồng độ cồn một cách nghiêm minh, không nể nang (không có vùng cấm). (Xem thêm)
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.