'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 27/12, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện việc kiểm tra tiến độ thu phí tự động không dừng trên tuyến Cầu Giẽ-Ninh Bình do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) triển khai.
Hiện nay, hệ thống thu phí tự động không dừng trên tuyến Pháp Vân-Cầu Giẽ đã hoàn thành chỉ chờ kết nối liên thông với tuyến dự án của VEC.
Dự kiến ngày 1/1/2020 sẽ thực hiện thu phí không dừng trên tuyến cao tốc này. Thiết bị mới được lắp đặt phải chạy thử nghiệm và test các chỉ số kỹ thuật, hiệu chỉnh đạt chỉ số chính xác theo yêu cầu.
Đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, đây là tuyến huyết mạch phía Nam Thủ đô Hà Nội với lưu lượng phương tiện lớn. Tuy nhiên, việc triển khai thu phí tự động không dừng trên tuyến hiện đang chậm so với yêu cầu do VEC vướng về nguồn vốn.
Hiện nay, hệ thống thu phí tự động không dừng trên tuyến Pháp Vân-Cầu Giẽ đã hoàn thành chỉ chờ kết nối liên thông với tuyến dự án của VEC. (Xem thêm)
Bộ GTVT cho biết, Công ty cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn đã gửi đề xuất về việc đưa dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn vào vận hành, khai thác miễn phí từ ngày 10/01 - 08/02/2020 nhằm phục vụ việc đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên đán.
Đồng thời, thông qua thời gian vận hành miễn phí để đánh giá lại toàn bộ hệ thống thu phí, hệ thống đảm bảo an toàn giao thông, hoàn thiện và đưa cao tốc vào khai thác chính thức.
Được biết, dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn (đoạn tuyến Bắc Giang – Chi Lăng) đã chính thức được thông xe kỹ thuật vào ngày 29/9. Dự án có chiều dài khoảng 64km với tổng mức đầu tư 12.188 tỷ đồng.
Dự án được khởi công từ tháng 7/2015 nhưng do các nhà đầu tư yếu kém về năng lực quản trị và tài chính, không huy động được nguồn vốn đầu tư nên bị chậm tiến độ gần 2 năm.
Hiện vẫn còn tồn tại liên quan đến các vấn đề trạm thu phí, miễn giảm phí, phương án tài chính…của dự án theo ý kiến của ngân hàng tài trợ vốn (Vietinbank). Chủ đầu tư cho biết có buổi làm việc vơi Vietinbank nhằm tháo gỡ các tồn tại, vướng mắc của dự án theo đề nghị của ngân hàng vào tháng 1/2020. (Xem thêm)
Cục Quản lý Đường bộ IV vừa kiến nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam bổ sung kinh phí 107 tỷ đồng để sửa chữa khẩn cấp mặt đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương.
Cao tốc TP. HCM - Trung Lương được đầu tư hơn 9.880 tỷ đồng, đưa vào khai thác từ năm 2010, đến tháng 1/2019 đã tạm dừng thu phí. Lượng xe trên quốc lộ 1 sau đó đã đổ dồn về cao tốc TP. HCM - Trung Lương khiến tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng.
Thống kê của Cục Quản lý Đường bộ IV cho biết, lượng ô tô lưu thông trên cao tốc TP. HCM - Trung Lương tăng 31% so với trước thời điểm đang thu phí, có lúc cao điểm lên trên 51.000 xe lưu thông mỗi ngày đêm.
Hiện tại, phần đường dẫn ở 2 đầu cao tốc phía chợ Đệm (TP. HCM) và Thân Cửu Nghĩa (tỉnh Tiền Giang) đã xuống cấp. Trên cao tốc, mặt đường đã xuất hiện nhiều vết nứt, lún vệt bánh xe. Số vụ tai nạn, nhất là tại vị trí làn dừng khẩn cấp tăng gấp 1,5 lần so với trước, trong đó có vụ gây chết người.
Vì vậy, Cục Quản lý Đường bộ IV kiến nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam bổ sung kinh phí năm 2020 là 107 tỷ đồng để sửa chữa khẩn cấp mặt đường cao tốc Trung Lương, đường dẫn và hệ thống thoát nước nhằm ngăn chặn xuống cấp.
Về lâu dài, cần phân kỳ đầu tư, sửa chữa mặt đường cho tuyến cao tốc này cho các năm 2021 là 122 tỷ đồng, năm 2022 là 140 tỷ đồng để cải thiện tình trạng khai thác. (Xem thêm)
Theo kế hoạch, trong năm 2020, Bộ GTVT dự kiến sẽ hoàn thành 28 công trình, dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 52.500 tỷ đồng.
Cụ thể, các dự án được dự kiến hoàn thành bao gồm đầu tư xây dựng mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1051+845 - Km1055+280, tỉnh Quảng Ngãi; nâng cấp, mở rộng tuyến nối Quốc lộ 1 đến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường ven biển, tỉnh Quảng Nam; Quốc lộ 27 tránh Liên Khương, tỉnh Lâm Đồng; tuyến tránh TP. Kon Tum; nâng cấp tải trọng các cầu yếu còn lại trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP. HCM; cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bình Lợi tới cảng Bến Súc theo hợp đồng BOT; đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT vận tải cũng dự kiến hoàn thành dự án đầu tư xây dựng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi; 2 hạng mục bổ sung (nút giao Dầu Giây và tuyến tránh TP. Bảo Lộc) thuộc dự án khôi phục Quốc lộ 20 đoạn Km0 - Km123+105; phần bổ sung dự án cải tạo nền, mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Phan Thiết - Đồng Nai; cải tạo mạng lưới đường quốc gia lần 2; mở rộng tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua TP. Tân An, tỉnh Long An.
Ngoài ra, trong năm 2020, Bộ GTVT cũng sẽ hoàn thành dự án mở rộng các cầu trên Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Tiền Giang; cải tạo mặt đường tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp qua địa bàn các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau; cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 53 đoạn Trà Vinh - Long Toàn, tỉnh Trà Vinh; đầu tư xây dựng cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long… (Xem thêm)
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam vừa cho biết đơn vị này sẽ khởi công xây dựng nhà ga hành khách T2 tại cảng hàng không quốc tế Phú Bài vào ngày 29/12/2019 tại Thừa Thiên - Huế với tổng vốn đầu tư dự án 2.250 tỷ đồng.
Theo thiết kế, nhà ga hành khách T2 có tổng diện tích khoảng 16.500m2, công suất đón khoảng 5 triệu hành khách/năm; trong đó 1 triệu khách quốc tế và 4 triệu khách nội địa.
Dự án gồm 2 hợp phần chính là mở rộng sân đỗ máy bay đáp ứng 8 vị trí và ây dựng nhà ga hành khách, hệ thống đường tầng, đường giao thông, sân đỗ ô tô, hệ thống chiếu sáng, cùng các hạng mục hỗ trợ khác.
Được biết, dự án đầu tư xây dựng nhà ga hành khách T2 tại cảng hàng không quốc tế Phú Bài nằm trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải giai đoạn từ năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Dự kiến, nhà ga hành khách T2 tại cảng hàng không quốc tế Phú Bài sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác trong quý IV/2021. (Xem thêm)
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có công văn chỉ đạo Bộ GTVT khẩn trương lập điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.
Phó thủ tướng cho biết, cảng hàng không Chu Lai đã được quy hoạch đến giai đoạn năm 2030 là cảng hàng không quốc tế, với công suất 5 triệu hành khách/năm.
Tuy nhiên, với tầm nhìn đến năm 2030 theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, yêu cầu tốc độ tăng trưởng GRDP gấp trên 2,5 lần năm 2020.
Trong đó, về giao thông vận tải hàng không sẽ khai thác, sử dụng có hiệu quả và đầu tư nâng cấp mở rộng Cảng hàng không quốc tế Chu Lai để dần chuyển thành trung tâm chuyển hàng hóa và sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay tầm cỡ khu vực.
Vì vậy, việc nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không Chu Lai là cần thiết, đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh Quảng Nam và khu vực miền Trung. (Xem thêm)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.