Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa trình Thủ tướng Chính phủ kết quả thẩm định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ga T3 cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Cụ thể, trong báo cáo kết quả thẩm định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ga T3 cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã đề nghị Thủ tướng xem xét quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất công suất 20 triệu khách/năm do Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) thực hiện với vốn đầu tư khoảng 10.990 tỷ đồng bằng nguồn vốn góp của ACV.
Hiện tại, cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đang có kế hoạch cải tạo để nâng tổng công suất của nhà ga T1, T2 lên 30 triệu khách/năm. Việc đầu tư xây dựng thêm nhà ga T3 công suất 20 triệu khách/năm là phù hợp với quy hoạch của TP HCM để nâng tổng công suất của toàn cảng lên 50 triệu khách/năm.
Theo báo cáo của ACV, sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án được lập dựa trên cơ sở tham khảo suất đầu tư của các dự án tương tự về mức độ đầu tư về kỹ thuật.
Doanh nghiệp này cũng cho biết chi phí thiết bị theo m2 sàn ở bước lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chỉ có thiết kế sơ bộ, nên chưa đủ điều kiện để lập báo giá và tính toán chi tiết chi phí đầu tư cho hệ thống thiết bị nhà ga. ACV sẽ xác định chi tiết trong bước lập nghiên cứu khả thi. (Xem thêm)
Theo đại diện Bộ GTVT, do có nhà đầu tư quan tâm và các địa phương đang huy động nguồn lực để thực hiện đầu tư, vì thế, Bộ đề xuất đẩy nhanh tiến trình đầu tư của 4 đoạn tuyến cao tốc từ sau 2030 về trước năm 2030 .
Cụ thể, 4 đoạn tuyến cao tốc được Bộ GTVT đề xuất điều chỉnh lộ trình đầu tư phân bổ đều ở hai khu vực phía Bắc và phía Nam, gồm: Trà Lĩnh - Đồng Đăng, Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc, Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau.
Trong đó, với 2 tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh (dài 133,7km, tổng mức đầu tư (TMĐT) 17.373 tỷ đồng) và Đồng Đăng - Trà Lĩnh (dài 149km, TMĐT: 23.726 tỷ đồng), Bộ GTVT cũng kiến nghị Chính phủ cần thiết điều chỉnh tiến trình đầu tư từ sau năm 2030 về trước năm 2030 để áp ứng nhu cầu phát triển KT-XH, đáp ứng nhu cầu vận tải, phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương,…
Về tuyến Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc (dài 247km, TMĐT: 35.554 tỷ đồng), Bộ GTVT cho biết, hiện nay, khu vực Tứ Giác Long Xuyên chưa có tuyến cao tốc trục ngang kết nối, đây là khu vực tập trung sản xuất lúa gạo, thủy hải sản lớn nhất cả nước. Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long đã có ý kiến gửi Chính phủ, các bộ, ngành đề nghị đẩy nhanh tiến độ các tuyến mang tính kết nối, trong đó có tuyến cao tốc Cần Thơ - Châu Đốc - Sóc Trăng.
Liên quan tuyến Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau (dài 225km, TMĐT: 35.828 tỷ đồng), theo Bộ GTVT, đây là tuyến đường hành lang giao thông chiến lược sẽ được phát triển để đẩy mạnh giao thương xuyên biên giới và hỗ trợ phát triển kinh tế các nước thuộc Tiểu vùng Mê kông, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách, rút ngắn thời gian đi lại, tạo bàn đạp xúc tiến các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch cho các địa phương, thúc đẩy sự phát triển kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước lân cận trong tiểu vùng sông Mê Kông, vì vậy cần điều chỉnh tiến độ đầu tư toàn tuyến về trước năm 2030. (Xem thêm)
Ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Đà Nẵng vừa có buổi tiếp xúc cử tri để thông báo kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri TP. Đà Nẵng đặt nhiều câu hỏi liên quan đến thông tin Bộ GTVT triển khai lập quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt mới khổ tiêu chuẩn 1,435m Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng bằng tiền viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc với tổng vốn đầu tư khoảng 100.000 tỷ đồng.
Trả lời cử tri về vấn đề này, ông Trương Quang Nghĩa cho biết hiện chưa phải là thời điểm quyết định có làm tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng hay không. Hiện nay chỉ mới là nghiên cứu của tư vấn do Trung Quốc viện trợ.
"Đầu tư trung hạn thì ít nhất phải sau Đại hội Đảng lần thứ 13 mới bàn tới chuyện này, còn chúng ta có làm hay không làm, làm với vốn đầu tư 100.000 tỷ đồng hay bao nhiêu thì sẽ còn bàn sau", ông Nghĩa nói.
Thông tin thêm về dự án đường sắt, ông Nghĩa cũng nhắc lại dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và đánh giá đây là một "bài học quốc gia".
Ông Nghĩa cho biết trong thời gian làm Bộ trưởng Bộ GTVT, ông nhận thấy việc giải quyết những vấn đề của dự án này rất khó khăn bởi kinh nghiệm, cách làm, cách tiếp cận của chúng ta chưa đúng tầm nên cứ "vừa làm vừa gỡ".
“Sau 2 năm, tôi hỏi lại Hà Nội lúc nào thì có thể chạy tàu được? Họ bảo xong 99% rồi, còn 1% có chạy hay không chạy không phải do chúng ta quyết định. Thế thì chết rồi, đây đúng là một bài học mang tầm quốc gia mà cử tri cả nước đều rất bức xúc”, ông Nghĩa nói. (Xem thêm)
UBND tỉnh Lào Cai, Cục hàng không Việt Nam và Bộ GTVT vừa tổ chức lễ công bố điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không Sa Pa đến năm 2030.
Tại buổi lễ, đại diện Cục hàng không Việt Nam đã công bố quyết định số 2108/QĐ-BGTVT ngày 7/11/2019 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không Sa Pa, giai đoạn đến năm 2030.
Theo đó, cảng hàng không Sa Pa là cảng hàng không nội địa với tính chất sử dụng là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự, được đầu tư xây dựng tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Theo quy hoạch điều chỉnh, cảng hàng không Sa Pa là sân bay 4C với công suất 3 triệu hành khách/năm; khai thác loại máy bay code C hoặc tương đương với 9 vị trí đỗ máy bay.
Như vậy, sân bay này có thể phục vụ cho các loại máy bay thông dụng hiện nay gồm dòng A320/321 của Airbus hoặc 747 của Boeing.
Tổng nhu cầu sử dụng đất của cảng hàng không Sa Pa đến năm 2030 và có dự trữ phát triển sau năm 2030 là 371ha, trong đó diện tích sử dụng chung là 160,1ha, diện tích đất khu hàng không dân dụng là 141,15ha, diện tích khu quân sự là 68,75ha...
Như vậy, so với quy hoạch chi tiết trước đây, nhiều hạng mục đã được điều chỉnh tăng như: công suất được điều chỉnh từ 1,5 triệu hành khách/năm lên 3 triệu hành khách/năm; diện tích đất sử dụng điều chỉnh từ 261ha lên 371ha;
Chiều dài đường băng cất hạ cánh được điều chỉnh từ 2.400m lên 3.050m, đạt tiêu chuẩn sân bay quốc tế.
Ngoài ra, tổng đầu tư toàn bộ các công trình của cảng hàng không Sa Pa cũng được điều chỉnh từ 5.903 tỷ đồng lên 7.110 tỷ đồng. (Xem thêm)
Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn vừa có công văn gửi UBND tỉnh Lạng Sơn, Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải đề xuất mở cửa cao tốc cho các phương tiện lưu thông miễn phí trong 20 ngày (từ ngày 5-25/12).
Trao đổi với VietnamFinance, đại diện Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn cho biết đề xuất này nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá, đi lại rất lớn dịp cuối năm, đồng thời để người dân được kiểm tra đánh giá một cách khách quan nhất về chất lượng công trình.
"Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng công tác phục vụ vận hành trên tuyến để đảm bảo an toàn, phục vụ lưu thông khi cơ quan chức năng chấp thuận đề xuất trên", đại diện Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn nói.
Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn cũng cho biết trên cơ sở kết quả nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu nhà nước và các tồn tại, vướng mắc ảnh hưởng đến phương án tài chính, nhà đầu tư sẽ báo cáo cơ quan nhà nước các giải pháp tháo gỡ trước khi vận hành chính thức. Người dân sẽ có lựa chọn hoặc đi trên tuyến quốc lộ 1 hoặc đi trên tuyến cao tốc. (Xem thêm)
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.