'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bộ GTVT vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không Sa Pa (Lào Cai) giai đoạn đến năm 2030.
Theo phê duyệt quy hoạch, cảng hàng không Sa Pa nằm tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Đây sẽ là cảng hàng không nội địa với tính chất sử dụng là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.
Về mục tiêu quy hoạch, cấp sân bay 4C với công suất 3.000.000 hành khách/năm; loại máy bay khai thác là máy bay code C hoặc tương đương với 9 vị trí đỗ máy bay.
Đầu năm 2018, Thủ tướng đã có quyết định phê duyệt quy hoạch hàng không đến năm 2020, trong đó đổi tên cảng hàng không Lào Cai thành cảng hàng không Sa Pa và nâng công suất dự kiến lên 3 triệu lượt hành khách một năm, cấp 4C (theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO).
Tháng 4/2019, UBND tỉnh Lào Cai đã gửi Thủ tướng văn bản, đề nghị chấp thuận xây sân bay Sa Pa theo hình thức kết hợp giữa đầu tư công thuần túy và đối tác công tư (PPP). Sân bay này sẽ được đặt tại huyện Bảo Yên với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 5.903 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, sân bay này sẽ khởi công trong năm 2019, hoàn thành vào 2021. Để đảm bảo tiến độ dự án, Lào Cai đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ 3.088 tỷ đồng xây dựng khu bay, đường trục vào cảng hàng không. Ngân sách tỉnh Lào Cai sẽ rót 910 tỷ đồng giải phóng mặt bằng, tái định cư, rà phá bom mìn...
Các hạng mục đầu tư khu hàng không dân dụng, kho nhiên liệu hàng không khoảng 1.772 tỷ đồng... sẽ do nhà đầu tư tư nhân rót vốn theo hình thức PPP (loại hợp đồng BOT).
Riêng khu công trình quản lý bay 132 tỷ đồng sẽ do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đảm nhiệm. Đơn vị này cũng được đề xuất làm chủ đầu tư xây dựng các công trình quản lý bay. (Xem thêm)
Bên lề hội nghị Bộ trưởng GTVT ASEAN lần thứ 25 (ATM 25) vừa qua, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã có cuộc họp song phương với Bộ trưởng Bộ GTVT Trung Quốc Lý Tiểu Bằng.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Lý Tiểu Bằng nói: "Giữa Trung Quốc - Việt Nam có rất nhiều lĩnh vực GTVT có thể hợp tác. Chúng tôi hy vọng sự hợp tác 2 bên sẽ được thúc đẩy phát triển hơn, thể hiện thực chất trong thời gian tới”.
Còn theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, lĩnh vực đường bộ, Việt Nam đang hoàn thành các tuyến cao tốc kết nối với Trung Quốc phục vụ cho vận tải hàng xuất nhập khẩu.
Vận tải đường sắt cũng có nhiều tiềm năng với hai tuyến liên vận Hà Nội - Đồng Đăng - Bắc Kinh, Hải Phòng - Hà Ni - Lào Cai - Côn Minh phát triển cả vận tải hàng hóa, hành khách.
“Chúng tôi tin tưởng, hợp tác Việt Nam - Trung Quốc sắp tới trong lĩnh vực GTVT chắc chắn sẽ có nhiều kết quả tốt đẹp hơn nữa”, người đứng đầu Bộ GTVT Việt Nam nói. (Xem thêm)
UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản gửi Ban Quản lý dự án 6 đề nghị đơn vị này chỉ đạo tạm dừng việc dỡ tải đoạn đường bị sụt lún, nứt toác thuộc dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh qua thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
Việc tạm dừng nhằm phục vụ mục đích điều tra của cơ quan công an liên quan đến tình trạng sụt lún, tới khi có ý kiến thống nhất của cơ quan điều tra thì việc dỡ tải mới được tiếp tục thực hiện.
Được biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh Gia Lai đã tổ chức khám nghiệm hiện trường tuyến tránh huyện Chư Sê phòng trừ việc xóa trộm hiện trường.
Trước đó, trong các ngày từ 23/8 đến 3/9/2019, địa bàn huyện Chư Sê (Gia Lai) xảy ra mưa lớn kéo dài, khiến một số đoạn đường thuộc dự án đường Hồ Chí Minh tránh Chư Sê xuất hiện lún, nứt dù đoạn dự án này mới thi công xong trong thời gian chờ nghiệm thu, bàn giao để đưa vào khai thác.
Được biết, dự án có tổng mức đầu tư gần 250 tỷ đồng, với tổng chiều dài 10,8 km. (Xem thêm)
Bộ GTVT vừa phát đi thông báo về tình hình thực hiện hệ thống thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thông báo của Bộ GTVT cho biết việc triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng nhằm mục đích khắc phục, hạn chế bất cập của hình thức thu phí một dừng (như tăng cường tốc độ lưu thông, tạo thuận lợi cho người dân), hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông, đảm bảo an toàn giao thông, tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý doanh thu tại các trạm thu phí.
Liên quan đến việc nhà đầu tư dự án (VETC) đã có các đề xuất dừng triển khai dự án để chuyển giao cho nhà đầu tư khác hoặc nhà nước nhận lại dự án để tiếp tục thực hiện, Bộ GTVT có ý kiến:
"Sau khi xem xét đề xuất của VETC, Bộ GTVT không đồng thuận giải pháp dừng triển khai dự án hoặc Nhà nước tiếp nhận lại dự án, đồng thời yêu cầu VETC phải có trách nhiệm tiếp tục thực hiện Hợp đồng đã ký kết với Bộ GTVT", thông báo của Bộ GTVT nêu rõ.
Bộ GTVT cũng cho biết sẽ phối hợp với với VETC và các cơ quan đơn vị có liên quan từng bước tháo gỡ các khó khăn vướng mắc với quyết tâm cao để hoàn thành dự án. (Xem thêm)
Đoàn công tác của Bộ GTVT do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông làm trưởng đoàn mới đây đã có buổi làm việc với UBND TP. Hải Phòng, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương về phương án quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Theo quy hoạch, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khổ tiêu chuẩn có tổng chiều dài 392km, diện tích đất sử dụng trên 1.650 ha, vốn đầu tư là 100 nghìn tỷ đồng. Tuyến đường sẽ đi qua 8 tỉnh, thành phố là: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.
Trên tuyến có 73 cầu lớn, với tổng chiều dài hơn 130km, trong đó phải xây mới 96 cầu; 25 hầm dài 25km; 38 nhà ga, trong đó xây mới 29 nhà ga.
Dự báo năng lực vận tải trong dài hạn của tuyến là 10 triệu tấn hàng hóa/năm và khai thác 15 đôi tàu/ngày. Tốc độ thiết kế tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là 160 km/h, mang nhiều ưu điểm vượt trội, thời gian từ Lào Cai đi Hà Nội mất 3 giờ, Lào Cai đi Hải Phòng mất 4 giờ. (Xem thêm)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.