Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chiều 12/12, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 (QL1) đoạn từ km1125 – km1265, tỉnh Bình Định và Phú Yên.
Kết luận thanh tra chỉ ra nhiều sai phạm của các đơn vị liên quan, trong đó có Bộ Giao thông vận tải (GTVT).
Thanh tra Chính phủ cho biết Bộ GTVT đưa ra chủ trương điều chỉnh thiết kế cơ sở chưa đúng với quy định pháp luật về điều chỉnh dự án đầu tư, cụ thể như cho phép hạ tiêu chuẩn dự án không theo tiêu chuẩn ngành, dẫn đến chất lượng mặt đường dự án thiếu tính đồng bộ nên không phát huy tối đa hiệu quả trong khai thác.
Bộ GTVT còn cho phép hạ cao độ thiết kế không theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054-2005; kiên quyết tháo dỡ 1.717,7m và phá bỏ 504,58m rãnh thoát nước dọc đã thi công; kiên quyết bỏ thiết kế rãnh dọc đối với đoạn chưa thi công nhưng sau này lại phải bổ sung một số đoạn tuyến; đối với một số cầu xây mới “cho phép châm chước yếu tố thủy văn như cầu cũ”, dẫn đến cao độ đáy dầm đều thấp hơn quy định trong tiêu chuẩn 22TCN 272:2005 từ 0,5-1m, làm giảm khả năng thoát lũ, gia tăng tình trạng ngập lụt mặt đường.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng chậm ban hành quy định về việc tổ chức khảo sát lưu lượng xe của đơn vị tư vấn trong giai đoạn lập dự án BOT Bắc và Nam Bình Định, ảnh hưởng đến chất lượng lập dự án và sự chính xác của phương án tài chính trong hợp đồng BOT.
Đặc biệt, Thanh tra Chính phủ còn cho biết Bộ GTVT thực hiện chỉ định thầu tại dự án trái phiếu Chính phủ khi dự toán chưa được phê duyệt là thực hiện chưa đúng các quy định về đấu thầu.
Thanh tra Chính phủ nhận định việc để xảy ra các thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm trên, trên trước hết thuộc trách nhiệm của Bộ GTVT khi phê duyệt thiết kế cơ sở thiếu một số cống ngang đường, rãnh dọc thoát nước; phê duyệt thiết kế cơ sở đối với khu vực qua đô thị và khu đông dân cư chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội; cho phép điều chỉnh dự án thiếu cơ sở, chưa đúng quy định; thực hiện chưa đầy đủ trách nhiệm trong việc quản lý đối với phụ gia tăng độ dính bám và bê tông nhựa nóng có sử dụng phụ gia dính bám...
Căn cứ kết luận thanh tra, cơ quan này yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, xử lý theo thẩm quyền đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã có thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm nêu trong kết luận thanh tra. (Xem thêm)
Chiều 11/12, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh về công tác quy hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông.
Tại buổi làm việc, ông Lê Đình Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết dù thời gian qua, Hà Tĩnh đã được Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm tạo điều kiện phát triển hạ tầng giao thông, tuy nhiên, đến nay, một số tuyến đường chưa được đầu tư.
Một số tuyến đường đầu tư đã lâu nên quy mô cấp hạng còn thấp, xuống cấp nghiêm trọng. Với hạ tầng như hiện nay sẽ không đáp ứng được nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, không tạo được động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Để giúp Hà Tĩnh định hướng và giải pháp thực hiện khâu đột phá quan trọng này, ông Sơn mong muốn nhận được ý kiến góp ý của Bộ GTVT về chiến lược phát triển hạ tầng giao thông giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo; nội dung tích hợp quy hoạch giao thông vào quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030.
Cũng theo ông Sơn, Vũng Áng là khu kinh tế trọng điểm quốc gia, hiện có nhiều chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài đến làm việc tìm hiểu cơ hội đầu tư. Vì vậy, ông Sơn đề nghị được bổ sung đưa vào quy hoạch cảng hàng không quốc tế Hà Tĩnh, xây dựng cảng hàng không lưỡng dụng bao gồm cả dân dụng và mục đích quốc phòng. (Xem thêm)
Tại buổi làm việc với đoàn công tác của Quốc hội do bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quốc hội, dẫn đầu mới đây, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đã kiến nghị về xây dựng tuyến cao tốc Đắk Lắk - Khánh Hòa.
Lãnh đạo tỉnh cho biết hiện Đắk Lắk nối với Khánh Hòa bằng Quốc lộ 26 dài 190km, dù đã được nâng cấp nhưng tuyến đường vẫn tương đối nhỏ hẹp, đèo dốc quanh co, lưu lượng xe lớn nên từ Buôn Ma Thuột tới Nha Trang xe ô tô thường mất khoảng 4 giờ (riêng với xe tải, xe container thì phải mất gấp rưỡi thời gian này).
Theo lãnh đạo tỉnh, nếu có tuyến đường thuận tiện nối Nha Trang - Buôn Ma Thuột thì tiềm năng kinh tế - xã hội của Đắk Lắk chắc chắn sẽ được thức giấc. Hàng hóa từ Đắk Lắk sẽ lưu thông về cảng biển dễ dàng, chưa kể đây sẽ là động lực để du lịch Đắk Lắk kết nối với Nha Trang.
Được biết, trước khi có cuộc họp với lãnh đạo Quốc hội, phía tỉnh Đắk Lắk đã cho nghiên cứu phóng tuyến, sơ bộ tính toán làm cao tốc Đắk Lắk - Khánh Hòa.
Theo đó, cao tốc Đắk Lắk - Khánh Hòa sẽ bắt đầu từ đường tránh phía đông của TP. Buôn Ma Thuột xuống cao tốc Bắc - Nam ở Khánh Hòa. Tuyến đường dài 105km, có 3 hầm chui, hầm dài nhất khoảng 1,7km. Khi đi vào hoạt động, thời gian chạy xe nối hai thành phố chỉ hơn 1 giờ.
Theo tính toán sơ bộ, nếu xây dựng cao tốc 4 làn đường thì kinh phí khoảng 15.000 tỷ đồng và nếu xây dựng 6 làn xe thì khoảng 19.000 tỷ đồng.
Tỉnh Đắk Lắk sẽ nghiên cứu vừa dùng ngân sách, vừa thực hiện đối tác công tư và các hình thức khác để giải quyết bài toán kinh phí này. (Xem thêm)
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).
Theo quyết định phê duyệt, dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ có chiều dài 40,2km với tổng đầu tư 3.271,09 tỷ đồng, tốc độ thiết kế 80km/h. Trong đó, địa phận tỉnh Tuyên Quang dài khoảng 11,63km; địa phận tỉnh Phú Thọ dài khoảng 28,57km.
Điểm đầu của dự án là km 0+00 (Quốc lộ 2-km 127+500) thuộc xã Lưỡng Vượng, TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Điểm cuối là km 40+200 kết nối với núi giao IC9 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai thuộc thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
Dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn chủ sở hữu, vay tín dụng. Trong đó, ngân sách trung ương khoảng 500 tỷ đồng; ngân sách địa phương khoảng 10,79 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu và vay tín dụng khoảng 2.760,3 tỷ đồng.
Thời gian và tiến độ thực hiện dự án theo quyết định phê duyệt là từ năm 2019 - 2023, bao gồm việc giải phóng mặt bằng và đầu tư xây mới cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Thời gian dự kiến thực hiện thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn là 19 năm 2 tháng (từ 2023 đến năm 2042). (Xem thêm)
UBND TP. HCM vừa có tờ trình gửi HĐND thành phố về việc muốn vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ khoản vay 962,61 triệu USD và 300,72 triệu EUR, tương đương 29,885, 25 tỷ đồng hoặc 1.305,43 triệu USD để đầu tư dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 (Metro số 2) TP. HCM tuyến Bến Thành - Tham Lương.
Cụ thể, tờ trình số 5024/TTr-UBND gửi HĐND nêu rõ ngày 14/11/2019 UBND TP đã ban hành Quyết định số 4880/QĐ-UBND về duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng tuyến tàu điệm ngầm số 2 TP. HCM, tuyến Bến Thành - Tham Lương. Theo đó, tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án là 47.890,84 tỷ đồng, tương đương 2.093,59 triệu USD.
Trong đó, vốn vay ODA là 37.486,97 tỷ đồng, tương đương khoảng 1.638,01 triệu USD. Vốn đối ứng là 10.403,87 tỷ đồng tương đương 455,58 triệu USD.
Trong đó, ngân sách Trung ương cấp phát vốn vay nước ngoài cho Ngân sách TP. HCM để xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt và chi khác. Ngân sách TP. HCM vay lại từ phần vốn vay nước ngoài để chi trả cho hạng mục liên quan đến việc khai thác, vận hành kinh doanh vận tải (bao gồm đầu máy toa xe; chi phí mua sắm, lắp đặt và dự phòng thiết bị tại nhà ga như hệ thống thiết bị bán vé, kiếm soát vé, toàn bộ chi phí trang thiếp bị trong depot thuộc công nghiệ sửa chữa, chuẩn bị các đoàn tàu đô thị, chi phí đào tạo nhân lực quản lý, vận hành, sửa chữa)…
Để thực thiện việc xác định giá trị cho vay lại. UBND TP cho biết trong tờ trình gửi HĐND TP với nội dung căn cứ các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ ngành về cơ chế tài chính của dự án như trên, giá trị cấp phát và vay lại được đề xuất căn cứ theo số liệu đã giải ngân thực tế đến thời điểm hiện nay và kế hoạch giải ngân dự kiến của từng hạng mục trong dự án đến ngày đóng các Hiệp định vay đã ký. Phần vốn hủy sau khi đóng các Hiệp định vay đã ký sẽ được nhà tài trợ cân đối các khoản vay bổ sung. Do vậy, phần vốn bổ sung được đề xuất vay lại toàn bộ.
Cụ thể, đối với các hiện định vay đã ký. Khoản vay 1 của ADB, khoản vay đã đóng và toàn bộ hạng mục đã giải ngân sử dụng cho hạng mục tư vấn, xây lắp và tài chính, do vậy khoản vay đã giải ngân được áp dụng cơ chế cấp phát.
Khoản vay 2 của ADB và khoản vay của EIB, khoản vay sẽ đóng vào tháng 12 năm 2020. Dự kiến từ nay đến năm 2020, các khoản vay sẽ được chỉ cho các hạng mục xây lắp, do vậy các khoản vay được áp dụng cơ chế cấp phát. (Xem thêm).
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.