'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 5/3, Bộ GTVT có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên về công tác quản lý giao thông vận tải và các dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.
Liên quan đến tình hình thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng cảng hàng không Điện Biên, lãnh đạo tỉnh cho biết đã tổ chức làm việc với một số bộ, ngành Trung ương tại Hà Nội để xin ý kiến báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và tập trung thảo luận, làm rõ các khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Tại đây, các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị đều khẳng định về sự cần thiết phải đầu tư dự án cảng hàng không Điện Biên, đồng thời có ý kiến về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và thống nhất cách thức, trình tự, phương án triển khai dự án…
Hiện địa phương đang tiến hành xây dựng các phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, bố trí 3 điểm tái định cư theo quy hoạch và cân đối thu xếp nguồn vốn để tập trung thực hiện phần việc địa phương cam kết.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Điện Biên kiến nghị với Bộ GTVT về việc sớm đầu tư cảng hàng không Điện Biên, trong đó mong Bộ phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sớm có ý kiến về chủ trương đầu tư dự án do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất.
Lãnh đạo tỉnh cũng mong Bộ GTVT chỉ đạo ACV khẩn trương hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để làm cơ sở hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương; chỉ đạo Tổng công ty quản lý bay Việt Nam đầu tư khu quản lý bay theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo tiến độ và phù hợp với tiến độ tổng thể dự án…
Phát biểu chỉ đạo buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề nghị ACV xem xét lại báo cáo tiền khả thi và phối hợp các đơn vị liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án trong năm nay.
Người đứng đầu Bộ GTVT nhận định hiện nay, tiến độ, thủ tục triển khai dự án đang chậm và với tiến trình này đến năm 2021 vẫn chưa triển khai được dự án. (Xem thêm)
Chủ tịch UBND 3 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum và Bình Định cùng ký văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm đầu tư tuyến đường cao tốc Quy Nhơn – Pleiku quy mô 2 làn xe, dài 160km.
Đây là nội dung tờ trình về việc đầu tư xây dựng đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vừa được các ông: Võ Ngọc Thành – Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai; Hồ Quốc Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; Nguyễn Văn Hòa – Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum ký gửi Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, lãnh đạo chính quyền 3 địa phương muốn Thủ tướng sớm chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Quy Nhơn – Pleiku có chiều dài 160 km, trong đó giai đoạn 2021 – 2025 sẽ đầu tư theo quy mô 2 làn xe, chiều rộng nền đường 17,25 m. Trong giai đoạn này sẽ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống công trình cầu, cống và hầm qua đèo An Khê, Mang Yang. Tổng mức đầu tư dự kiến vào khoảng 40.000 tỷ đồng, trong đó quy mô GPMB theo quy hoạch 4 làn xe. Giai đoạn 2026 – 2030 sẽ đầu tư khoảng 16.000 tỷ đồng để hoàn chỉnh tuyến đường theo quy hoạch với quy mô 4 làn xe.
Hình thức đầu tư Dự án được đề xuất là ngân sách Nhà nước, huy động vốn ODA và thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế tham gia dưới hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, BT hoặc BTO. (Xem thêm)
Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết vừa tổ chức họp nghe Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải - CTCP (TEDI) báo cáo dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Theo báo cáo của TEDI, dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1/3/2016 về quy hoạch phát triển đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Tổng chiều dài toàn tuyến 77,8km.
Dự án chia làm 2 thành phần, trong đó thành phần 1 từ Biên Hòa (Đồng Nai) đến TX. Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) có tổng chiều dài 38km, được thiết kế 6 làn đường, riêng đoạn qua sân bay Long Thành có 8 làn đường.
Còn dự án thành phần 2 từ TX. Phú Mỹ đến TP. Vũng Tàu (gồm 28km cao tốc và 2,7km đường đô thị), được thiết kế 4 làn đường.
Tổng vốn đầu tư dự kiến 25.743 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng gần 7.000 tỷ đồng do ngân sách trung ương và địa phương chi trả. Phần xây lắp theo hình thức đầu tư đối tác công - tư có hợp đồng BOT. (Xem thêm)
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ về kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp trình Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2020 để thảo luận, cho ý kiến về các phương án kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Theo đó, phương án một là báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích quy định tại Nghị quyết số 87/2019/QH14 ngày 14/11/2019 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2020 theo hướng đề nghị cho phép tiếp tục áp dụng cơ chế giao dự toán kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2020 cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thông qua dự toán ngân sách nhà nước của Bộ GTVT như đã thực hiện năm 2019.
Phương án là giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp triển khai thực hiện cơ chế đặt hàng Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật.
Được biết, Bộ Giao thông vận tải đã giao hơn 2.800 tỷ đồng dự toán kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2020 cho Cục Đường sắt Việt Nam từ cuối tháng 12/2019. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thể ký hợp đồng đặt hàng, làm cơ sở triển khai kế hoạch bảo trì do vướng mắc về cơ chế, các quy định pháp luật. Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản trình Chính phủ báo cáo cụ thể các vướng mắc này. (Xem thêm)
Tiếp theo 11 dự án cao tốc thành phần đang triển khai trên tuyến Bắc - Nam, Bộ Giao thông vận tải đang đề xuất triển khai tiếp 11 dự án cao tốc khác trên tuyến này với chiều dài khoảng 820km, tổng mức đầu tư hơn 105.000 tỷ đồng.
Danh mục 11 dự án mới này nằm trong dự thảo danh mục các dự án nhóm A dự kiến chuẩn bị đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Theo đề xuất, Ban quản lý dự án Thăng Long được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của 2 dự án cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi dài 34km, tổng mức đầu tư 4.549 tỷ đồng và cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng dài 53,4km, tổng mức đầu tư 5.162 tỷ đồng.
Ban quản lý dự án 6 được giao 2 dự án cao tốc Vũng Áng - Bùng dài 54km, tổng mức đầu tư 9.554 tỷ đồng và cao tốc Bùng - Vạn Ninh dài 60km, tổng mức đầu tư 8.758 tỷ đồng.
Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh được giao 2 dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ dài 55km, tổng mức đầu tư 11.306 tỷ đồng và cao tốc Cam Lộ - La Sơn giai đoạn hoàn chỉnh dài 98 km, tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng.
Ban quản lý dự án 2 được giao 2 dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn dài 92 km, tổng mức đầu tư 14.649 tỷ đồng và cao tốc Hoài Nhơn - Quy Nhơn dài 78km, tổng mức đầu tư 12.420 tỷ đồng.
Ban quản lý dự án 85 được giao 2 dự án cao tốc Quy Nhơn - Tuy Hòa dài 100km, tổng mức đầu tư 15.923 tỷ đồng và cao tốc Tuy Hòa - Vân Phong dài 44km, tổng mức đầu tư 7.006 tỷ đồng.
Ban quản lý dự án 7 được giao dự án Vân Phong - Nha Trang dài 76,6km, tổng mức đầu tư 12.205 tỷ đồng. (Xem thêm)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.