Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trên trang cá nhân, ông Trịnh Văn Quyết cho biết ông vừa có một cuộc trò chuyện với đại diện các phi công nước ngoài đang làm việc tại Bamboo Airways.
“Cuộc trò chuyện mang đến cho tôi rất nhiều cảm xúc về bầu không khí và môi trường làm việc đa quốc gia đầy trẻ trung và cởi mở tại Bamboo Airways", ông Quyết nói.
Người đứng đầu Bamboo Airways cho biết, hãng hàng không này hiện đang có 300 phi công và gần 80% trong số đó là các phi công người nước ngoài.
"Cùng với các phi công người Việt, các phi công nước ngoài đã đóng góp rất xuất sắc vào những dấu mốc ấn tượng trong 6 tháng cất cánh đầu tiên của Bamboo Airways, trong đó có gần 10.000 chuyến bay tuyệt đối an toàn, hay tỷ lệ đúng giờ lên tới 95%...", ông Trịnh Văn Quyết chia sẻ trên trang cá nhân.
Được biết, Bamboo Airways hiện đang khai thác 10 máy bay, trong thời gian sắp tới, hãng hàng không này dự kiến sẽ tăng số máy bay lên trên 30 chiếc, chủ yếu là dòng Airbus A321NEO cho mẫu máy bay thân hẹp và Boeing 787 Dreamliner cho mẫu máy bay thân rộng.
Một máy bay cần trung bình 11-14 phi công (tùy loại thân hẹp hay thân rộng) để vận hành ổn định, nếu nhìn theo góc độ này thì với tổng số 300 phi công hiện tại, Bamboo Airways đang "dư" gần 200 phi công, sẵn sàng chờ đón các máy bay sắp được bổ sung.
Trước đó, Chủ tịch Bamboo Airways cũng vừa tiết lộ thời điểm thực hiện chuyến bay thẳng Việt - Mỹ đầu tiên. Cụ thể, hãng hàng không này dự kiến sẽ có chuyến bay thẳng đầu tiên từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP. HCM) đi Los Angeles (Mỹ) vào quý IV/2020.
Tình trạng thiếu phi công không phải mới xảy ra gần đây. Mỗi khi có hãng hàng không mới ra đời hay khi một lô máy bay mới được bàn giao cho phía Việt Nam, câu chuyện lôi kéo phi công giữa các hãng hàng không lại diễn ra căng thẳng, đặc biệt với phi công người Việt.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết theo kế hoạch số máy bay của hãng hàng không Việt sẽ tăng từ 222 chiếc hiện tại lên khoảng hơn 360 chiếc vào năm 2023. Trong khi đó, với mỗi máy bay biên chế, các hãng cần khoảng 20 phi công để khai thác tối đa công suất. Điều này đồng nghĩa ngành hàng không Việt Nam sẽ cần khoảng 2.700 phi công để vận hành lượng máy bay mới này, cùng với số thợ máy tương ứng.
Thêm 2.700 phi công từ nay tới năm 2023, tương đương các hãng bay sẽ phải xoay xở để đảm bảo có thêm hơn 500 phi công mỗi năm. Con số này vượt xa so với dự tính trước đó của Cục Hàng không là khoảng 200 phi công mỗi năm.
Xem thêm >>> Giải bài toán nhân sự, các hãng hàng không Việt đua nhau mở trường đào tạo phi công
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.