Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngày 5/6/2017, Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP. HCM) ký hợp đồng chuyển nhượng số 203/HĐKT/2017 với Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai. Nội dung của hợp đồng là Công ty Tân Thuận chuyển nhượng 32ha đất công sản tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè cho Quốc Cường Gia Lai (một doanh nghiệp bất động sản có tiếng tại TP. HCM).
Giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng là 1,29 triệu đồng/m2. Với mức giá này, Công ty Tân Thuận thu về cho Nhà nước 419 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo khảo sát, giá thị trường tại Phước Kiển hiện đang là 7,5 triệu đồng/m2 đất. Như vậy, nếu đúng giá, bán 32ha đất tại Phước Kiển, Nhà nước có thể thu về khoảng 2.400 tỷ đồng.
Một chữ ký của Công ty Tân Thuận hạ xuống bản hợp đồng, Nhà nước đã mất trắng 2.000 tỷ đồng!
Đương nhiên, khoản lợi nhuận này đã được chuyển sang tay của doanh nghiệp tư nhân. Buôn đất theo kiểu Công ty Tân Thuận và Quốc Cường Gia Lai, xét về mức độ sinh lợi, thật có lẽ chỉ thua mỗi chước "buôn vua" của Lã Bất Vi ngày xưa.
Đất đai là tài sản của toàn dân, do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu. Thế nhưng một doanh nghiệp 100% vốn của Thành ủy có thể dễ dàng ký bán đất mà Thành ủy lại không biết thì đấy là một sự "tắc trách" đến đáng ngạc nhiên!
Và còn đáng ngạc nhiên hơn nữa là mãi đến khi báo chí đưa thương vụ này ra công chúng (tháng 4/2017, tức gần 1 năm sau khi ký kết hợp đồng), Thành ủy TP. HCM mới có những chỉ đạo về sự việc này.
Song có lẽ sự "tắc trách" này không phải là lần đầu hay duy nhất. Hồi tháng 9/2017, Bộ Công an đã chính thức điều tra việc mua bán 31 nhà, đất công sản thuộc sở hữu nhà nước tại Đà Nẵng. Theo những gì báo chí đăng tải, số nhà đất công sản này đã bị chính quyền Đà Nẵng bán rẻ cho các doanh nghiệp của Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm"), gây thất thoát cho Nhà nước hàng chục tỷ đồng.
Hai vụ việc, dù ít, cũng đủ để phác họa nên bức tranh quản lý đất công hiện nay tại Việt Nam. Một bức tranh mà trong đó đất công bị "đánh cắp" một cách tinh vi nhưng cũng không kém phần trắng trợn. Nguồn lực của quốc gia bị đem đi bán rẻ để phục vụ lợi ích cho một nhóm người.
Nếu vẽ đầy đủ bức tranh quản lý đất đai hiện nay, có thể nhìn thấy nhiều hơn, rõ hơn những mảng tối của thực tại. Đó là sự thất thoát đến từ việc bỏ sót giá trị đất đai khi tính giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa; đến từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng mà không thực hiện đấu giá theo Luật Đất đai; đến từ việc xác định giá đất không theo sát giá thị trường...
Và những hợp đồng BT, vốn được kỳ vọng là đòn bẩy để phát triển cơ sở hạ tầng, trong những điều kiện méo mó của một thị trường không hoàn hảo, đã bị biến tướng để trở thành công cụ thâu tóm đất đai với giá rẻ mạt.
Thực chưa khi nào như hiện nay, nguồn lực đất đai lại bị "chảy máu" nhiều như vậy.
Đất đai là tài nguyên quan trọng hàng đầu của đất nước. Thu từ đất đai là một trong những nguồn thu đáng kể của ngân sách. Thậm chí tại một số địa phương, đó còn là một nguồn thu lớn. Trong cơ cấu tài sản nhà nước hiện nay, quyền sử dụng đất chiếm tới 65% tổng giá trị. Do đó, bài toán về việc quản lý và sử dụng đất công sao cho hợp lý, hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng.
Xét trong bối cảnh hiện nay, bài toán này càng trở nên hệ trọng hơn khi Chính phủ đang phải "giật gấu vá vai", tăng thu hàng loạt sắc thuế để bù đắp ngân sách.
Nếu quản lý và sử dụng hiệu quả, nguồn thu từ đất đai về ngân sách sẽ là rất lớn. Chính phủ có thể sẽ không cần thiết phải ban hành nhiều quy định "đánh thẳng vào nồi cơm" của người dân như hiện nay.
Trở lại với trường hợp Công ty Tân Thuận, một điều khiến dư luận không khỏi bất ngờ đó là thay vì làm rõ việc mua bán sai quy định 32ha đất công, kỷ luật các cán bộ vi phạm thì Thành ủy TP. HCM lại ra chỉ đạo hủy bỏ hợp đồng mua bán.
Một cái "phủi tay" khiến người ta nhớ đến vụ hủy hợp đồng mua bán cổ phần AVG diễn ra cách đây chưa lâu. Câu hỏi đặt ra: đâu là kẽ hở của quy trình, đâu là hạn chế của pháp luật và trách nhiệm sẽ thuộc về ai?
Trong một diễn biến mới đây, Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với cựu Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh về hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai". Được biết, các nhà đất công sản mà Vũ "nhôm" mua được với giá rẻ tại Đà Nẵng đa số được thực hiện dưới thời của ông Trần Văn Minh.
Vậy còn với trường hợp của Công ty Tân Thuận, lẽ nào vụ bán rẻ 32ha đất công gây rúng động này sẽ "trôi xuôi" với một chỉ đạo của Thành ủy và được kết lại trong êm thấm bằng việc hủy hợp đồng mua bán? Trong trường hợp này, có phải cứ trả lại tiền là xong?
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.