Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Cụ thể, phí huỷ chuyến được áp dụng khi khách hàng đã huỷ từ 7 chuyến Grab trở lên trong vòng 7 ngày. Khi hủy từ 6 chuyến trở lên trong vòng 7 ngày, khách hàng sẽ nhận được yêu cầu liên kết thẻ tín dụng với GrabPay để có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ.
“Phí hủy chuyến từ lần hủy chuyến tiếp theo (lần thứ 7) sẽ được trừ tự động vào tài khoản GrabPay/GrabPay Credits của khách hàng”, Grab nêu rõ.
Grab cho biết mỗi lần huỷ chuyến vượt quá mức quy định, hệ thống sẽ tự động trừ phí huỷ chuyến 10.000 đồng.
Grab cũng nêu rõ: “Khách hàng có quyền từ chối nếu đối tác tài xế yêu cầu bạn huỷ chuyến. Để duy trì tỷ lệ đặt xe nhanh và dễ dàng, chúng tôi khuyến khích khách hàng không huỷ chuyến”.
“Để thực hiện chính sách thắt chặt này, nếu khách hàng không liên kết thẻ tín dụng (hoặc không nạp phí vào GrabPay Credits) thì sẽ không thể đặt xe với ứng dụng Grab. Do đó Grab khuyến khích bạn đăng ký thanh toán qua thẻ tín dụng khi được yêu cầu để tiếp tục sử dụng dịch vụ”, thông báo của Grab nêu.
Theo Grab, việc đặt xe, sau đó huỷ chuyến sẽ gây nhiều bất tiện cho cả đối tác tài xế và khách hàng. Đối tác tài xế bị động hơn khi sắp xếp các cuốc xe còn khách hàng khó đặt xe hơn khi hủy chuyến nhiều lần. Vì vậy, chính sách huỷ chuyến dành cho khách hàng sẽ được Grab chính áp dụng,
Cũng theo Grab, hiện chính sách hủy chuyến dành cho khách hàng mới chỉ áp dụng cho các dịch vụ di chuyển của Grab (GrabCar, GrabTaxi, GrabBike). Các dịch vụ khác như GrabFood, GrabExpress vẫn chưa áp dụng hình thức này.
Sau khi Uber rút khỏi Việt Nam, theo điều tra sơ bộ của Cục Quản lý Cạnh tranh Bộ Công Thương, thị phần kết hợp mà Grab sở hữu vượt ngưỡng 50%.
Trong khi nhà chức trách điều tra chính thức thương vụ, nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của Grab đã liên tục tố hãng này tăng giá “vô tội vạ”, thậm chí đắt hơn gấp 3 lần bình thường và thời gian chờ xe rất dài.
Dư luận đặt dấu hỏi về tình trạng “một mình một chợ” thống lĩnh thị trường taxi công nghệ của Grab gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong một diễn biến mới đây, Go-Jek - một đơn vị kinh doanh taxi công nghệ tên tuổi của Indonesia đã chính thức chi 500 triệu USD để thâm nhập vào bốn thị trường mới là Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Philippines.
Tại Việt Nam, Go-Jek thông qua Go-Viet là công ty đầu tư công nghệ để bắt đầu cuộc đua ở thị trường này. Hiện Go-Viet đang triển khai kế hoạch tuyển dụng tài xế, trong đó có thông tin cho rằng Go-Viet dành ưu đãi riêng với những tài xế từng lái cho Uber.
Về các ứng dụng Việt, sau khi T.net, VATO (thuộc Phương Trang) đẩy mạnh chiếm lĩnh thị phần mà Uber bỏ lại, một ứng dụng cũng vừa được công bố là ABER (viết tắt của cụm từ Am Besten Fahrer - tiếng Đức).
Dự kiến hôm nay (1/6), ABER sẽ ra mắt website chính thức và tuyển mộ tài xế tại TP. HCM, Hà Nội cùng một số tỉnh, thành khác.
Được biết, ABER đã chạy thử nghiệm tại TP. HCM trong khoảng 2 tháng gần đây. Ứng dụng mới này sẽ ra mắt chính thức tại TP. HCM vào ngày 8/6 và tại Hà Nội 1 tuần sau đó.
Như vậy, nếu như Go-Jek vào Việt Nam, cùng với một loạt các ứng dụng nội địa như T.net, VATO, ABER… thị trường taxi, xe ôm công nghệ Việt hứa hẹn sẽ rất sôi động trong thời gian tới. Grab có thể mất đi vị thế độc quyền tưởng chừng có được sau khi mua lại Uber.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.