VNF

Kinh tế số không chỉ thay đổi hành vi kinh tế của các chủ thể, mà còn đưa đến cách làm việc, suy nghĩ và những “luật chơi” mới.

Trao đổi cùng Tạp chí Đầu tư Tài chính, GS.TS Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global), khẳng định thế giới đang tận dụng tối đa những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 để thiết lập những lợi thế cạnh tranh đặc biệt trong tương lai. Trong đó, khu vực kinh tế số phát triển rất năng động, thu hút các chủ thể kinh tế và đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.

Lý giải thêm về nhận định này, GS.TS Nguyễn Đức Khương nhấn mạnh: “Hàng loạt quốc gia đã coi kinh tế số là chiến lược, là động cơ tăng trưởng kinh tế. Lý do chính là các công nghệ kỹ thuật số đang dẫn dắt sự phát triển và mang đến cơ hội cho các quốc gia để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kết nối công dân (xã hội số) với các dịch vụ và việc làm. Môi trường kinh tế số đang buộc mỗi doanh nghiệp phải thích ứng, chuyển đổi phương thức vận hành, kinh doanh và tiếp cận với khách hàng. Covid-19 và những nguy cơ tiềm tàng từ các tình huống tương tự cũng là xu thế thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của các chủ thể kinh tế, tiến tới thiết lập khả kháng cự cao”.

Theo quan sát của ông, kinh tế số trên thế giới và tại Việt Nam đã phát triển như thế nào trong thời gian qua?

GS.TS Nguyễn Đức Khương: Trước tiên, ở phạm vi toàn cầu, kinh tế số đang có những bước phát triển rất nhanh. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và các tiến bộ công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, tự động hoá, dữ liệu lớn, nền tảng trực tuyến, chuỗi khối (blockchain) vào tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh để tăng năng suất chính là nền tảng của kinh tế số. Biểu hiện ra bên ngoài là quá trình chuyển đổi số, đưa đến mô hình kinh doanh số, chính phủ số và xã hội số. Theo ước tính của Ngân hàng thế giới (WB), năm 2022, kinh tế số chiếm 15% GDP toàn cầu và khoảng 60% GDP toàn cầu dựa vào các công nghệ kỹ thuật số. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thì dự báo 70% nền kinh tế toàn cầu sẽ đến từ công nghệ kỹ thuật số vào năm 2030.

Tại Việt Nam, khu vực kinh tế số đã có những bước bứt phá đáng kể, nhất là trong lĩnh vực thương mại điện tử, dịch vụ tài chính số, vận tải số và nền tảng truyền thông số. Theo báo cáo kinh tế số ở Đông Nam Á năm 2022, Google và Temasek & Bain Company ước tính kinh tế số Việt Nam xếp ở vị trí số 1 trong khu vực về tốc độ tăng trưởng (28%), tăng từ 18 tỷ USD năm 2021 lên khoảng 23 tỷ USD năm 2022. Cũng theo báo cáo này, quy mô kinh tế số Việt Nam có thể tiến tới mốc 50 tỷ USD vào năm 2050; trong đó, thương mại điện tử sẽ là lĩnh vực có đóng góp quan trọng nhất.

Điều đáng ghi nhận là rất nhiều chính sách và quyết sách đúng đã và đang tạo đà và bệ phóng cho kinh tế số, trong đó phải kể đến Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Phản ứng kịp thời ở góc độ chính sách đã tạo được định hướng và niềm tin của thị trường.

Lợi ích của kinh tế số tương đối rõ nhưng thách thức không hề nhỏ vì kinh tế số vận hành theo mô hình mới. Chúng ta cũng chưa có nhiều kinh nghiệm điều phối, kết hợp với mô hình cũ đã và đang vận hành. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

Bất kỳ sự thay đổi nào cũng cần có thời gian. Quá trình chuyển đổi tiến tới doanh nghiệp số, chính phủ số và xã hội số cũng vậy. Nó không đơn thuần là vấn đề kỹ thuật, mà còn là quá trình chuyển đổi nhận thức, tư duy và cách làm trong một môi trường yêu cầu những kỹ năng rất mới. Ưu thế lớn nhất của nước ta và cũng là điều tạo nên sức phát triển mạnh mẽ của kinh tế số là dân số trẻ, người Việt Nam chúng ta có năng lực học hỏi và thích ứng công nghệ cao.

Hơn nữa, khi xuất phát điểm về khoa học công nghệ chưa cao thì các thách thức sẽ nhiều hơn. Đây chính là hàng rào kỹ thuật, bao gồm: Tính đồng bộ của hạ tầng số, nền tảng viễn thông, năng lực kết nối số, khung pháp lý cho môi trường số hoá, quy định về ứng xử trong môi trường số và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế số.

Trực tiếp với khối doanh nghiệp thì phải nhắc đến năng lực nghiên cứu phát triển, và đổi mới sáng tạo. Kinh tế số không chỉ thay đổi hành vi kinh tế của các chủ thế, mà còn đưa đến cách làm việc, suy nghĩ và những “luật chơi” mới. Thiếu sự quyết tâm trong chuyển đổi số và một văn hóa sáng tạo thì các doanh nghiệp sẽ mất dần khả năng cạnh tranh và năng lực thích ứng nhanh với thị trường. Các doanh nghiệp tập đoàn có tham vọng vươn tầm ra thế giới cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi hội nhập và làm ăn với các đối tác quốc tế.

Kinh tế số sẽ phát triển rất tốt nếu xây dựng được “niềm tin số” (digital trust) giữa các chủ thể trong môi trường số hoá.

 

Khi không biết chủ thể tương tác với mình là ai và mức độ an toàn cũng như tính pháp lý của nền tảng công nghệ đang sử dụng thì bất kỳ ai cũng sẽ dừng các giao dịch trực tuyến. Do vậy, chúng ta cần một hành lang pháp lý đủ rộng và nghiêm minh. Điều này cho phép xây dựng một hệ sinh thái kỹ thuật số tốt hơn thông qua thúc đẩy thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới, để đảm bảo công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau, cân bằng giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, đồng thời hạn chế những hành vi phạm tội trong kinh tế số.

Tuy có những bước tiến mạnh mẽ trong khu vực về kinh tế số nhưng nhiều ý kiến vẫn cho rằng Việt Nam rất khó bắt kịp nhóm quốc gia hàng đầu. Quan điểm của ông thế nào?

Thực tế đã chứng minh là khu vực kinh tế số ở nước ta đang bắt nhịp tốt và liên tục đổi mới để thích ứng với thị trường trong và ngoài nước. Ít nhất là các doanh nghiệp đã ý thức được vai trò của công nghệ số trong cải thiện hiệu quả quản lý, điều hành, quy trình sản xuất và phương thức tiếp cận với khách hàng. Sự gia tăng giao dịch thương mại điện tử cho thấy các doanh nghiệp đã nhanh nhạy, bám rất sát thực tiễn, nhất là những thay đổi trong thói quen mua sắm, tiêu dùng.

Tôi thiên nhiều về kịch bản Việt Nam có thể tạo được bất ngờ trong kinh tế số. Một nền kinh tế năng động, hội nhập và sở hữu lực lượng lao động trẻ ưa chuộng công nghệ (đặc biệt là Gen Z) có nhiều lợi thế để vượt qua những “vấn đề lớn” của kinh tế số. Ngoài niềm tin trong môi trường số hoá và rào cản kỹ thuật đã nói ở trên, nỗ lực cần tập trung vào giải quyết các khó khăn liên quan đến: (i) Mức độ sẵn sàng ứng dụng kỹ thuật số; (ii) đào tạo và phát triển kỹ năng số; (iii) sự thích ứng của thị trường lao động; (iv) bảo vệ dữ liệu cá nhân; và (v) trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh trong kinh tế số.

Các vấn đề mới hơn như tiền ảo (digital currency), ứng dụng chuỗi khối (blockchain) hay trí tuệ nhân tạo mở (Open AI) đều là bài toán cho tất cả các nước ở thời điểm này. Hướng tiếp cận phù hợp là nghiên cứu, đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng kinh tế xã hội, rồi mới có thể xây dựng khung pháp lý phù hợp, ngăn chặn những tác động xấu và tạo sân chơi lành mạnh.

Với nguồn lực con người và tiềm lực kinh tế như hiện tại, theo ông, Việt Nam nên bắt nhịp với kinh tế số thế giới như thế nào, thưa ông?

Quy mô kinh tế Việt Nam đã nằm trong top 5 nền kinh tế lớn nhất trong khối ASEAN, tăng trưởng kinh tế số đứng thứ nhất như đã nhắc đến ở trên. Việt Nam cũng là quốc gia có nền kinh tế mở đứng trong nhóm dẫn đầu Châu Á. Nền tảng này là điều kiện tốt cho giai đoạn phát triển phía trước.

Khi chúng ta đi sau thế giới thì cần nhất là phải liên tục xây dựng nội lực (đầu tư vào con người, chất lượng nhân lực, có chính sách ưu tiên phát triển và ứng dụng công nghệ, tạo sức hấp dẫn với tài năng quốc tế) và năng lực học hỏi, tranh thủ những tiến bộ khoa học công nghệ, tri thức ở phạm vi toàn cầu. Nhiều nền kinh tế khi đi vào kinh tế số cũng không trải qua những cuộc cách mạng công nghiệp trước đó. Ví dụ tiêu biểu là Singapore và một số đặc khu kinh tế, công nghệ ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Một điều quan trọng nữa là tham vọng chiến lược của chúng ta đến đâu, thu hút các nguồn lực (vật chất và con người) như thế nào. Ví dụ, trí tuệ nhân tạo (AI) và trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AGI) đang được cho là vũ khí chiến lược cho việc tạo ra ưu thế cạnh tranh đặc biệt cho các nền kinh tế trong tương lai. Tôi tin là chúng ta phải có những chuẩn bị, các mục tiêu, và hành động cụ thể. Công nghiệp thông minh (smart industries) dựa nhiều nhất vào nguồn lực con người, công nghệ, và tri thức.

Theo ông, kịch bản nào cho Việt Nam khi tham gia vào nền kinh tế số thế giới?

Chúng ta không có một kịch bản nào khác là phải tiếp cận và đi cùng thế giới. Kinh tế số cho phép chúng ta thay đổi chất và lượng của các doanh nghiệp, phương pháp quản lý và làm việc, cùng với đó là hiện đại hoá nền kinh tế.

Biến kinh tế số trở thành điểm mạnh của Việt Nam sẽ giúp chúng ta tiến gần hơn đến mục tiêu thịnh vượng, công bằng xã hội và bền vững trong phát triển. Các chính sách cần ưu tiên trước mắt là đầu tư (công và tư) vào hạ tầng số, xây dựng tiêu chuẩn chuyển đổi số cho doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số (tiếp cận công nghệ số, Internet vạn vật – IoT, đào tạo kỹ năng số), thúc đẩy cạnh tranh và sức mạnh của doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), bên cạnh đó là chiến lược chống rủi ro an ninh mạng và bảo mật dữ liệu (cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia).

sử dụng iframe bình luận có sẵn
Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

(VNF) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.

KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

(VNF) - Vừa qua, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) đã tổ chức lễ triển khai dự án Basel III nhằm nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro với sự tư vấn của KPMG.

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

(VNF) - Kết thúc năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương (Vạn Hương Investoco)- chủ đầu tư dự án khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Hải Phòng) báo lỗ gần 62 tỷ đồng.

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi: Không còn người sống sót

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi: Không còn người sống sót

(VNF) - Theo truyền thông nhà nước Iran, Tổng thống Ebrahim Raisi được cho là đã tử vong sau vụ rơi máy bay trực thăng.

Thị trường chuyển đổi số Việt Nam: Tiềm năng lớn, lợi nhuận cao nhưng ngại pháp lý

Thị trường chuyển đổi số Việt Nam: Tiềm năng lớn, lợi nhuận cao nhưng ngại pháp lý

(VNF) - “Việt Nam là quốc gia ưu tiên hàng đầu của chúng tôi vì các bạn có tiềm năng và nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số”, đại diện công ty phần mềm TPIsoftware của Đài Loan nói và cho biết, thị trường chuyển đổi số Việt Nam có tiềm năng mang lại lợi tức đầu tư cao.

Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn: 'Quốc hội quyết định công tác nhân sự, lập pháp'

Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn: 'Quốc hội quyết định công tác nhân sự, lập pháp'

(VNF) - Sáng 20/5, Quốc hội khóa 15 đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7 tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

Khoanh, xóa nợ thuế cho hơn 700 nghìn người

Khoanh, xóa nợ thuế cho hơn 700 nghìn người

(VNF) - Ngành thuế và hải quan đã thực hiện khoanh nợ đối với 704.431 người nộp thuế với tổng số tiền thuế nợ được khoanh là 28.380 tỷ đồng, sau 3 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết số 94.

Trung Quốc ra đòn trả đũa Mỹ và EU

Trung Quốc ra đòn trả đũa Mỹ và EU

(VNF) - Trung Quốc đã phát tín hiệu sẽ trả đũa các rào cản thương mại do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đưa ra khi nước này tiến hành cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hóa chất nhập khẩu.

Hơn 18.000 căn hộ bỏ không, lãng phí hàng trăm tỷ mỗi năm

Hơn 18.000 căn hộ bỏ không, lãng phí hàng trăm tỷ mỗi năm

(VNF) - Chỉ tính riêng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, có ít nhất khoảng 18.000 căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, không người đến ở, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách nhà nước mỗi năm.

Đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ 7 vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ 7 vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 20/5/2024, trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cảng Đoạn Xá: Doanh thu tăng gấp 4, không dính nợ nần

Cảng Đoạn Xá: Doanh thu tăng gấp 4, không dính nợ nần

(VNF) - Cảng Đoạn Xá là doanh nghiệp hiếm hoi trên sàn không vay nợ và rủng rỉnh tiền để đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh.