VNF

Kinh tế số không chỉ thay đổi hành vi kinh tế của các chủ thể, mà còn đưa đến cách làm việc, suy nghĩ và những “luật chơi” mới.

Trao đổi cùng Tạp chí Đầu tư Tài chính, GS.TS Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global), khẳng định thế giới đang tận dụng tối đa những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 để thiết lập những lợi thế cạnh tranh đặc biệt trong tương lai. Trong đó, khu vực kinh tế số phát triển rất năng động, thu hút các chủ thể kinh tế và đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.

Lý giải thêm về nhận định này, GS.TS Nguyễn Đức Khương nhấn mạnh: “Hàng loạt quốc gia đã coi kinh tế số là chiến lược, là động cơ tăng trưởng kinh tế. Lý do chính là các công nghệ kỹ thuật số đang dẫn dắt sự phát triển và mang đến cơ hội cho các quốc gia để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kết nối công dân (xã hội số) với các dịch vụ và việc làm. Môi trường kinh tế số đang buộc mỗi doanh nghiệp phải thích ứng, chuyển đổi phương thức vận hành, kinh doanh và tiếp cận với khách hàng. Covid-19 và những nguy cơ tiềm tàng từ các tình huống tương tự cũng là xu thế thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của các chủ thể kinh tế, tiến tới thiết lập khả kháng cự cao”.

Theo quan sát của ông, kinh tế số trên thế giới và tại Việt Nam đã phát triển như thế nào trong thời gian qua?

GS.TS Nguyễn Đức Khương: Trước tiên, ở phạm vi toàn cầu, kinh tế số đang có những bước phát triển rất nhanh. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và các tiến bộ công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, tự động hoá, dữ liệu lớn, nền tảng trực tuyến, chuỗi khối (blockchain) vào tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh để tăng năng suất chính là nền tảng của kinh tế số. Biểu hiện ra bên ngoài là quá trình chuyển đổi số, đưa đến mô hình kinh doanh số, chính phủ số và xã hội số. Theo ước tính của Ngân hàng thế giới (WB), năm 2022, kinh tế số chiếm 15% GDP toàn cầu và khoảng 60% GDP toàn cầu dựa vào các công nghệ kỹ thuật số. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thì dự báo 70% nền kinh tế toàn cầu sẽ đến từ công nghệ kỹ thuật số vào năm 2030.

Tại Việt Nam, khu vực kinh tế số đã có những bước bứt phá đáng kể, nhất là trong lĩnh vực thương mại điện tử, dịch vụ tài chính số, vận tải số và nền tảng truyền thông số. Theo báo cáo kinh tế số ở Đông Nam Á năm 2022, Google và Temasek & Bain Company ước tính kinh tế số Việt Nam xếp ở vị trí số 1 trong khu vực về tốc độ tăng trưởng (28%), tăng từ 18 tỷ USD năm 2021 lên khoảng 23 tỷ USD năm 2022. Cũng theo báo cáo này, quy mô kinh tế số Việt Nam có thể tiến tới mốc 50 tỷ USD vào năm 2050; trong đó, thương mại điện tử sẽ là lĩnh vực có đóng góp quan trọng nhất.

Điều đáng ghi nhận là rất nhiều chính sách và quyết sách đúng đã và đang tạo đà và bệ phóng cho kinh tế số, trong đó phải kể đến Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Phản ứng kịp thời ở góc độ chính sách đã tạo được định hướng và niềm tin của thị trường.

Lợi ích của kinh tế số tương đối rõ nhưng thách thức không hề nhỏ vì kinh tế số vận hành theo mô hình mới. Chúng ta cũng chưa có nhiều kinh nghiệm điều phối, kết hợp với mô hình cũ đã và đang vận hành. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

Bất kỳ sự thay đổi nào cũng cần có thời gian. Quá trình chuyển đổi tiến tới doanh nghiệp số, chính phủ số và xã hội số cũng vậy. Nó không đơn thuần là vấn đề kỹ thuật, mà còn là quá trình chuyển đổi nhận thức, tư duy và cách làm trong một môi trường yêu cầu những kỹ năng rất mới. Ưu thế lớn nhất của nước ta và cũng là điều tạo nên sức phát triển mạnh mẽ của kinh tế số là dân số trẻ, người Việt Nam chúng ta có năng lực học hỏi và thích ứng công nghệ cao.

Hơn nữa, khi xuất phát điểm về khoa học công nghệ chưa cao thì các thách thức sẽ nhiều hơn. Đây chính là hàng rào kỹ thuật, bao gồm: Tính đồng bộ của hạ tầng số, nền tảng viễn thông, năng lực kết nối số, khung pháp lý cho môi trường số hoá, quy định về ứng xử trong môi trường số và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế số.

Trực tiếp với khối doanh nghiệp thì phải nhắc đến năng lực nghiên cứu phát triển, và đổi mới sáng tạo. Kinh tế số không chỉ thay đổi hành vi kinh tế của các chủ thế, mà còn đưa đến cách làm việc, suy nghĩ và những “luật chơi” mới. Thiếu sự quyết tâm trong chuyển đổi số và một văn hóa sáng tạo thì các doanh nghiệp sẽ mất dần khả năng cạnh tranh và năng lực thích ứng nhanh với thị trường. Các doanh nghiệp tập đoàn có tham vọng vươn tầm ra thế giới cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi hội nhập và làm ăn với các đối tác quốc tế.

Kinh tế số sẽ phát triển rất tốt nếu xây dựng được “niềm tin số” (digital trust) giữa các chủ thể trong môi trường số hoá.

 

Khi không biết chủ thể tương tác với mình là ai và mức độ an toàn cũng như tính pháp lý của nền tảng công nghệ đang sử dụng thì bất kỳ ai cũng sẽ dừng các giao dịch trực tuyến. Do vậy, chúng ta cần một hành lang pháp lý đủ rộng và nghiêm minh. Điều này cho phép xây dựng một hệ sinh thái kỹ thuật số tốt hơn thông qua thúc đẩy thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới, để đảm bảo công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau, cân bằng giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, đồng thời hạn chế những hành vi phạm tội trong kinh tế số.

Tuy có những bước tiến mạnh mẽ trong khu vực về kinh tế số nhưng nhiều ý kiến vẫn cho rằng Việt Nam rất khó bắt kịp nhóm quốc gia hàng đầu. Quan điểm của ông thế nào?

Thực tế đã chứng minh là khu vực kinh tế số ở nước ta đang bắt nhịp tốt và liên tục đổi mới để thích ứng với thị trường trong và ngoài nước. Ít nhất là các doanh nghiệp đã ý thức được vai trò của công nghệ số trong cải thiện hiệu quả quản lý, điều hành, quy trình sản xuất và phương thức tiếp cận với khách hàng. Sự gia tăng giao dịch thương mại điện tử cho thấy các doanh nghiệp đã nhanh nhạy, bám rất sát thực tiễn, nhất là những thay đổi trong thói quen mua sắm, tiêu dùng.

Tôi thiên nhiều về kịch bản Việt Nam có thể tạo được bất ngờ trong kinh tế số. Một nền kinh tế năng động, hội nhập và sở hữu lực lượng lao động trẻ ưa chuộng công nghệ (đặc biệt là Gen Z) có nhiều lợi thế để vượt qua những “vấn đề lớn” của kinh tế số. Ngoài niềm tin trong môi trường số hoá và rào cản kỹ thuật đã nói ở trên, nỗ lực cần tập trung vào giải quyết các khó khăn liên quan đến: (i) Mức độ sẵn sàng ứng dụng kỹ thuật số; (ii) đào tạo và phát triển kỹ năng số; (iii) sự thích ứng của thị trường lao động; (iv) bảo vệ dữ liệu cá nhân; và (v) trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh trong kinh tế số.

Các vấn đề mới hơn như tiền ảo (digital currency), ứng dụng chuỗi khối (blockchain) hay trí tuệ nhân tạo mở (Open AI) đều là bài toán cho tất cả các nước ở thời điểm này. Hướng tiếp cận phù hợp là nghiên cứu, đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng kinh tế xã hội, rồi mới có thể xây dựng khung pháp lý phù hợp, ngăn chặn những tác động xấu và tạo sân chơi lành mạnh.

Với nguồn lực con người và tiềm lực kinh tế như hiện tại, theo ông, Việt Nam nên bắt nhịp với kinh tế số thế giới như thế nào, thưa ông?

Quy mô kinh tế Việt Nam đã nằm trong top 5 nền kinh tế lớn nhất trong khối ASEAN, tăng trưởng kinh tế số đứng thứ nhất như đã nhắc đến ở trên. Việt Nam cũng là quốc gia có nền kinh tế mở đứng trong nhóm dẫn đầu Châu Á. Nền tảng này là điều kiện tốt cho giai đoạn phát triển phía trước.

Khi chúng ta đi sau thế giới thì cần nhất là phải liên tục xây dựng nội lực (đầu tư vào con người, chất lượng nhân lực, có chính sách ưu tiên phát triển và ứng dụng công nghệ, tạo sức hấp dẫn với tài năng quốc tế) và năng lực học hỏi, tranh thủ những tiến bộ khoa học công nghệ, tri thức ở phạm vi toàn cầu. Nhiều nền kinh tế khi đi vào kinh tế số cũng không trải qua những cuộc cách mạng công nghiệp trước đó. Ví dụ tiêu biểu là Singapore và một số đặc khu kinh tế, công nghệ ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Một điều quan trọng nữa là tham vọng chiến lược của chúng ta đến đâu, thu hút các nguồn lực (vật chất và con người) như thế nào. Ví dụ, trí tuệ nhân tạo (AI) và trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AGI) đang được cho là vũ khí chiến lược cho việc tạo ra ưu thế cạnh tranh đặc biệt cho các nền kinh tế trong tương lai. Tôi tin là chúng ta phải có những chuẩn bị, các mục tiêu, và hành động cụ thể. Công nghiệp thông minh (smart industries) dựa nhiều nhất vào nguồn lực con người, công nghệ, và tri thức.

Theo ông, kịch bản nào cho Việt Nam khi tham gia vào nền kinh tế số thế giới?

Chúng ta không có một kịch bản nào khác là phải tiếp cận và đi cùng thế giới. Kinh tế số cho phép chúng ta thay đổi chất và lượng của các doanh nghiệp, phương pháp quản lý và làm việc, cùng với đó là hiện đại hoá nền kinh tế.

Biến kinh tế số trở thành điểm mạnh của Việt Nam sẽ giúp chúng ta tiến gần hơn đến mục tiêu thịnh vượng, công bằng xã hội và bền vững trong phát triển. Các chính sách cần ưu tiên trước mắt là đầu tư (công và tư) vào hạ tầng số, xây dựng tiêu chuẩn chuyển đổi số cho doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số (tiếp cận công nghệ số, Internet vạn vật – IoT, đào tạo kỹ năng số), thúc đẩy cạnh tranh và sức mạnh của doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), bên cạnh đó là chiến lược chống rủi ro an ninh mạng và bảo mật dữ liệu (cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia).

sử dụng iframe bình luận có sẵn
Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

(VNF) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.

Bộ Tài chính công khai 316 dự án giải ngân vốn đầu tư công 0%

Bộ Tài chính công khai 316 dự án giải ngân vốn đầu tư công 0%

(VNF) - Theo Bộ Tài chính, đến hết tháng 4, có 316 dự án, tiểu dự án tại 48 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công là 0%.

'Còn sợ sai, sợ trách nhiệm, BĐS còn khó tăng trưởng bền vững'

'Còn sợ sai, sợ trách nhiệm, BĐS còn khó tăng trưởng bền vững'

(VNF) - Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) chia sẻ với VietnamFinance một số giải pháp để thị trường tăng trưởng trở lại vào năm 2025.

Giá heo tăng vùn vụt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

Giá heo tăng vùn vụt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

(VNF) - Giá heo tăng vùn vụt đã ‘phả’ hơi nóng lên cổ phiếu của các ‘đại gia’ chăn nuôi trên sàn chứng khoán. Kết thúc phiên giao dịch sáng nay ngày 17/5, BAF và HAG tăng hết biên độ trong tình trạng ‘cháy hàng’, trong khi DBC cũng có thời điểm chạm trần.

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

(VNF) - Công ty Cảng biển Quốc tế Chu Lai - Chu Lai Port (Quảng Nam) thuộc Tập đoàn THILOGI vừa đưa vào vận hành chính thức hệ thống cẩu chuyên dụng mới trị giá hơn 400 tỷ đồng.

Petrovietnam sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị

Petrovietnam sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị

(VNF) - Ngày 16/5 tại Hà Nội, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Đảng ủy Tập đoàn) đã tổ chức hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận 01 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết 281 về “Công tác truyền thông và văn hóa doanh nghiệp” của Đảng ủy Tập đoàn; phát động thi đua phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhi

Ông Biden và ông Trump: Ai cứng rắn hơn với Trung Quốc?

Ông Biden và ông Trump: Ai cứng rắn hơn với Trung Quốc?

(VNF) - Mặc dù có nhiều điểm bất đồng nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump dường như ngày càng thể hiện nhiều điểm tương đồng trong cách hành xử với Trung Quốc.

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng chờ 'đũa thần' từ Thông tư 02

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng chờ 'đũa thần' từ Thông tư 02

(VNF) - Tỷ lệ nợ xấu của nhiều ngân hàng trong quý đầu năm tăng nhanh, lên trên ngưỡng 3%. Vậy nợ xấu có được kìm hãm khi Thông tư 02 được kéo dài đến hết năm nay?

TDG Global lên kế hoạch thu gần 1.500 tỷ trong năm nay

TDG Global lên kế hoạch thu gần 1.500 tỷ trong năm nay

(VNF) - Trong năm 2024, Công ty cổ phần Đầu tư TDG Global đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 1.490 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ở mức khiêm tốn hơn 4 tỷ đồng.

Nhận diện Xây dựng Tự lập cùng Tập đoàn Thuận An trúng thầu 1.000 tỷ ở Phú Thọ

Nhận diện Xây dựng Tự lập cùng Tập đoàn Thuận An trúng thầu 1.000 tỷ ở Phú Thọ

(VNF) - Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập từng liên danh cùng Tập đoàn Thuận An trúng gói thầu xây dựng đường từ ngã ba Tam Lập đến Bàu Bàng.

Phó Thống đốc: Tài chính vi mô có bước phát triển đáng ghi nhận

Phó Thống đốc: Tài chính vi mô có bước phát triển đáng ghi nhận

(VNF) - Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, khu vực tài chính vi mô đã có những bước phát triển đáng ghi nhận.