Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) hôm 20/1 đã công bố báo cáo về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025.
Trong báo cáo này, NCIF dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 nhiều khả năng sẽ đạt mức cao trở lại, với 2 kịch bản chủ yếu.
Ở kịch bản cơ sở, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt khoảng 6,17%, CPI trung bình khoảng 3,8%. Điều kiện của kịch bản cơ sở là kinh tế thế giới hồi phục, đại dịch Covid-19 dần được khống chế. Các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản sẽ từ mức tăng trưởng âm năm 2020 đạt mức tăng trưởng dương trở lại. Tăng trưởng của Mỹ giả định đạt 3-3,5%; kinh tế Trung Quốc phục hồi trở lại với giả định tăng trưởng ở mức 5%. Giá dầu giữ ở mức thấp, tương ứng năm 2020 là 45 USD/thùng.
Trong nước, sản xuất dần phục hồi, đầu tư khu vực nhà nước tăng trưởng ở mức 7%. Đóng góp của khu vực FDI dự kiến tiếp tục được duy trì. Chính sách tiền tệ tiếp tục theo hướng linh hoạt, phù hợp, giúp ổn định kinh tế vĩ mô.
Ở kịch bản khả quan, NCIF dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 có thể đạt 6,72%, CPI trung bình khoảng 4,2%.
Kịch bản lạc quan diễn ra trong điều kiện kinh tế thế giới phục hồi nhanh hơn dự kiến. Kinh tế Mỹ tăng trưởng trên 3,5%. Kinh tế Trung Quốc có thể đạt mức tăng trưởng 6-8%. Các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trở lại quỹ đạo bình thường ngay trong năm 2021.
Thêm vào đó, tận dụng được những lợi thế từ các hiệp định thương mại, luồng vốn đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước khởi sắc trở lại. Tăng trưởng đầu tư khu vực nhà nước đạt 8%. Các yếu tố khác không đổi so với kịch bản cơ sở.
Cũng tại báo cáo nói trên, NCIF đã cập nhật dự báo tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025 theo hai kịch bản.
Ở kịch bản cơ sở, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 6,3%/năm. Kịch bản này diễn ra với giả định các nguy cơ về dịch Covid-19 vẫn thường trực, những giải pháp trợ giúp nền kinh tế của Chính phủ mang lại hiệu hiệu quả ở mức vừa phải trong khi bối cảnh quốc tế vẫn trong tình trạng rủi ro, bất ổn kéo dài; kinh tế và thương mại tăng trưởng chậm.
Ở kịch bản khả quan, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 2021-2025 có thể đạt gần 6,8%/năm, nền kinh tế mặc dù có điều chỉnh giảm nhẹ sau mức tăng trưởng cao năm 2021, nhưng sau đó sẽ hồi phục ổn định.
Như vậy, kết quả dự báo tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2021-2025 theo phương án dự báo mới nhất của NCIF đã giảm đáng kể so với các dự báo trước Covid-19 của tổ chức này.
Cụ thể, GDP phương án điều chỉnh đã giảm khoảng 0,7 điểm % so với dự báo trước đây. Trong đó, tăng trưởng giảm thấp hơn chủ yếu ở các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Đề cập các giải pháp tăng trưởng, NCIF cho rằng trong ngắn hạn, chính phủ cần tập trung vào một số giải pháp như: kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh; tiếp tục các biện pháp hỗ trợ kinh tế và an sinh xã hội nhưng có tính đến bản chất, tác động cộng hưởng và chi phí thực thi chính sách cũng như thực tế triển khai chậm của các gói hỗ trợ.
“Quan trọng hơn là sớm triển khai các giải pháp kích thích kinh tế, hơn đơn thuần là hỗ trợ”, NCIF nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, NCIF cho rằng chính phủ tiếp tục thúc đẩy triển khai các dự án đầu tư công. Trong đó, tập trung cho các dự án lớn, dự án ưu tiên có khả năng lan tỏa lớn và các dự án “đầu tư không hối tiếc”.
Các hướng ưu tiên của đầu tư công gồm: các dự án lớn, quan trọng phát triển hạ tầng, giao thông trọng điểm, có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các dự án liên vùng; các dự án “không hối tiếc” nhằm phòng, chống và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thảm họa thiện nhiên; các dự án chuyển đổi số quốc gia.
Ngoài ra, NCIF khuyến nghị chính phủ tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, tập trung kích cầu một số ngành, lĩnh vực như du lịch, bán lẻ, vận tải, lưu trú, ăn uống.
Trong dài hạn, NCIF cho rằng chính phủ cần: tiếp tục quá trình cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh; đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên cơ sở tận dụng khoa học công nghệ và phát triển kinh tế số, cải thiện thị trường các yếu tố, đặc biệt là thị trường lao động; tạo dựng nền tảng vững chắc cho phát triển thương mại điện tử với ba yếu tố có tính chất quyết định: logistics, e-payment (thanh toán điện tử) và an ninh mạng…
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.