'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Kể từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hạ lãi suất, bao gồm các mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu..., trần lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng cũng như trần lãi suất cho vay ở một số lĩnh vực.
Nếu tính trong vòng khoảng 7 tháng gần đây, đã có 3 đợt hạ lãi suất. Mục tiêu là nhằm hạ mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19.
Mặc dù đã giảm rất mạnh các mức lãi suất điều hành nhưng trên thị trường, các mức lãi suất không chịu điều chỉnh của trần lãi suất (như lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, lãi suất cho vay ở các lĩnh vực không bị áp trần) vẫn đang ở mức cao.
Ông Phạm Xuân Hòe, Viện phó Viện Chiến lược ngân hàng (thuộc Ngân hàng Nhà nước) đặt câu hỏi tại sao lãi suất điều hành đã giảm, tất cả lãi suất tái cấp vốn, tái chiếu khấu... đều đã giảm nhưng lãi suất trên thị trường vẫn chưa giảm.
Chuyên gia này nhận định mặc dù Việt Nam đang trong cơ hội vàng để giảm lãi suất nhưng nếu không thực hiện tốt, lãi suất trong thời gian tới "sẽ lại ngóc lên chứ không đi xuống".
Ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Kinh tế tổng hợp (thuộc Ban Kinh tế Trung ương) lý giải, sở dĩ lãi suất hiện nay không giảm là do dù có hạ thì tín dụng cũng không ra được. "Khi hạ lãi suất xuống mà không đẩy được tín dụng ra, tín dụng không tăng thêm thì họ chẳng có lý do gì để hạ lãi suất", nguyên cán bộ Ngân hàng Nhà nước nói.
Số liệu từ đầu năm đến ngày 15/5 cho thấy, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế mới chỉ tăng vỏn vẹn 1,32%, cách rất xa mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm từ 11% đến 14%. Nếu so với tháng 4 thì nửa đầu tháng 5, dư nợ tín dụng thậm chí còn giảm.
Một nguyên nhân khác được ông Tú Anh chỉ ra là bình thường, tiền ra sẽ có tiền vào nhưng trong giai đoạn hiện nay xuất hiện khoảng trống là khách hàng được khoanh nợ, giãn nợ, cơ cấu lại thời gian trả nợ.
Điều này ảnh hưởng đến dòng tiền thu về, kéo theo nhu cầu huy động vốn để lấp khoảng trống trên.
Theo lãnh đạo Ban kinh tế Trung ương, ở thời điểm nay, vai trò của Ngân hàng Nhà nước là khá quan trọng. Trên thực tế, nhờ các biện pháp của Ngân hàng Nhà nước mà lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã giảm rất sâu, kỳ hạn 1 tháng lãi suất chỉ còn 1,8%/năm. "Tôi thấy chưa bao giờ giảm sâu đến như thế, đó là vốn rẻ", ông nhấn mạnh.
Nguồn vốn rẻ này giúp đáp ứng nhu cầu "lấp khoảng trống" của các ngân hàng, từ đó lãi suất sẽ dần dần hạ xuống.
Thêm vào đó, ông Tú Anh cho rằng áp lực chi phí vốn cũng sẽ dần buộc các ngân hàng phải hạ lãi suất.
Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng của ngân hàng BIDV cho hay khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất, thanh khoản thị trường rất xông xênh và bản thân BIDV đã giảm lãi suất đầu vào. So với cùng kỳ năm ngoái, lãi suất đầu vào đã giảm khoảng 1%.
Ông nói thêm: "Tất nhiên, có những thời điểm, ngân hàng thương mại phải chấp nhận lãi suất đầu vào hơi cao hơn một chút, lãi suất đầu ra sẽ giảm ngay theo yêu cầu của Nhà nước". Lúc bấy giờ, theo ông Lực, ngân hàng sẽ lại phải nghĩ xem có những nguồn thu nào để bù đắp.
"Nhưng lãi suất đầu vào hiện nay đã giảm tương đối đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái", chuyên gia kinh tế này nhấn mạnh.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.