Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Báo cáo kết quả công tác phòng chống ma túy năm 2017 của Cục Hải quan TP. HCM cho biết tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy tại TP. HCM đang có nhiều dấu hiệu phức tạp.
Nguy cơ buôn bán, vận chuyển các chất ma túy và tiền chất qua các địa bàn bưu điện, đường biển và đường hàng không vẫn cao nếu không được quản lý chặt chẽ.
Đặc biệt, "sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là một trong những địa bàn trọng điểm, có khả năng cao về buôn bán, vận chuyển các chất ma túy, nhất là heroin, nhập khẩu các loại ma túy tổng hợp. Ngoài ra, các cảng biển cũng được cảnh báo là địa bàn trọng điểm, có nhiều nguy cơ xuất, nhập lậu ma túy", Cục Hải quan TP. HCM nhấn mạnh.
Về đối tượng buôn bán ma túy, Cục Hải quan TP. HCM cho biết các đối tượng là cá nhân nhập tân dược qua bưu điện, hành khách xuất nhập cảnh nhiều lần, mục đích không rõ ràng trên các tuyến bay trọng điểm, thuyền viên đi bờ, các đối tượng nằm trong danh sách do cơ quan Công an cung cấp.
Ngoài ra, còn là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng hóa chất, tiền chất, mỹ phẩm, tân dược; các doanh nghiệp đăng ký tờ khai vào giờ cao điểm, thường xuyên hủy tờ khai xuất khẩu, chuyển luồng hoặc tờ khai đã được phê duyệt kiểm tra.
Cục Hải quan cũng cho biết các phương thức, thủ đoạn buôn ma túy phổ biến gồm: cất giấu trong hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh, hàng tạm nhập tái xuất, trong hành lý cá nhân, cất giấu trong nút áo quần, trong người, trong đế giày, trộn lẫn trong thực phẩm…
Đối với các hoạt động buôn lâu, gian lận thương mại và hàng giả, báo cáo của Cục Hải quan TP. HCM cũng nêu lên các loại phương thức thủ đoạn phổ biến mà các đối tượng hay sử dụng.
Chẳng hạn như hiện các tờ khai luồng xanh – vàng thông quan rất nhanh và rất nhiều rủi ro, qua kiểm tra đã phát hiện rất nhiều vi phạm qua luồng xanh – vàng.
Bên cạnh đó, thời gian gần đây xuất hiện các trường hợp sai phạm mặt hàng ở loại hình phi mậu dịch với các thủ đoạn khai báo không đúng số lượng thực tế, khai báo sau xuất xứ để gian lận về giá, tránh né nộp giấy phép.
Một số đối tượng lợi dụng chính sách xuất nhập khẩu, mở tờ khai theo loại hình quá cảnh, tạm nhập tái xuất để khai báo cho các lô hàng không đúng với thực tế hoặc các lô hàng đó cần phải có giấy phép chuyên ngành; hàng chuyển khẩu sai khai báo…
Các đối tượng cũng lợi dụng cơ chế quản lý rủi ro trong thông quan hàng hóa đối tượng buôn lậu sử dụng phương thức "chọn luồng". Hành khách xuất nhập cảnh, thuyền viên lợi dụng sự thông thoáng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng có giá trị cao.
Ngoài các phương thức trên, Cục Hải quan TP. HCM cũng cảnh báo về một số thủ đoạn mới như: đối với hàng tiêu dùng có tuyến trọng điểm thường xuyên có sự dịch chuyển hàng hóa nghi vấn qua lại giữa các cảng; đồng thời sử dụng ngà voi giấu trong các hộp gỗ rỗng đóng trong container, khai báo là gỗ xẻ hộp, hoặc giấu trong các thùng nhựa đường, nhập khẩu từ châu Phi.
Theo báo cáo kết quả đấu tranh, trong vòng 1 năm qua, Cục Hải quan TP. HCM đã phát hiện, bắt giữ và lập biên bản 1.622 vụ vi phạm, trị giá hàng vi phạm ước tính 200 tỷ đồng; số tiền phạt và tịch thu là 34 tỷ đồng.
Trong đó, có 27 vụ buôn lậu vận chuyển trái phép, 180 vụ gian lận thương mại, 21 vụ ma túy – chất gây nghiện, 6 vũ khí – quân trang quân dụng 1.388 vụ vi phạm thủ tục hải quan và 50 vụ vi phạm khác.
Về xử lý vi phạm hành chính hải quan, Cục đã xử phạt 1.603 vụ với số tiền 10 tỷ đồng; phạt bổ sung 26 vụ, trị giá ước tính 25 tỷ đồng.
Về xử lý vi phạm hình sự hải quan, Cục đã ra quyết định khởi tố 18 vụ, chuyển cơ quan khác đề nghị khởi tố 44 vụ.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.