Hai tập đoàn hàng đầu thế giới rút khỏi Việt Nam: 'Điều rất bình thường'

Anh Vũ - 05/09/2024 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo bà Dorsati Madani - Chuyên gia kinh tế cao cấp World Bank Việt Nam (WB), việc một số doanh nghiệp đến khảo sát, quyết định đầu tư và sau đó thay đổi không đầu tư nữa là điều rất bình thường.

FDI vào Việt Nam vẫn tích cực

Mới đây, theo hãng tin Reuters, gã khổng lồ năng lượng Equinor - tập đoàn năng lượng lớn nhất Na Uy đã quyết định ngừng hoạt động phát triển kinh doanh tại Việt Nam và đóng cửa văn phòng ở Hà Nội.

Cũng theo Reuters, đây là lần đầu tiên Equinor đóng cửa văn phòng đại diện phụ trách phát triển các dự án điện gió ngoài khơi ở nước ngoài.

FDI vào Việt Nam vẫn tích cực ít nhất là trong trung hạn.

Như vậy, tính đến hiện tại, đây là doanh nghiệp lớn thứ hai rút lui khỏi kế hoạch đầu tư điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Trước đó, vào cuối năm 2023, “ông trùm” điện gió lớn nhất thế giới là tập đoàn Orsted (Đan Mạch) cũng quyết định dừng toàn bộ kế hoạch đầu tư điện gió ngoài khơi tại Việt Nam chỉ sau 2 năm hợp tác.

Theo quan điểm của bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp World Bank Việt Nam (WB), việc một số doanh nghiệp đến khảo sát, quyết định đầu tư và sau đó thay đổi không đầu tư nữa là điều rất bình thường.

Bất cứ nền kinh tế nào cũng có các nhà đầu tư tiềm năng đến khảo sát để kiểm tra xem có họ có phù hợp để đầu tư vào hay không, một số doanh nghiệp sẽ ở lại còn một số sẽ không đầu tư và rút lui.

Song, điều này hết sức bình thường và không phản ánh hay thể hiện rằng sức hấp dẫn của Việt Nam với các nhà đầu tư FDI đang mất đi. Do đó, vị chuyên gia này khẳng định, FDI vào Việt Nam vẫn tích cực ít nhất là trong trung hạn.

“Vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp từ Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hà Lan muốn đến Việt Nam. Bằng chứng là dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam trong các năm qua rất ổn định, kể cả trong giai đoạn COVID-19”, bà Dorsati Madani cho hay.

Theo đó, trong 7 tháng đầu năm nay, dòng FDI đổ vào ổn định và tiếp tục tăng trưởng. Tính đến ngày 20/7, tổng vốn FDI đăng ký mới đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn FDI giải ngân tính đến ngày 20/7 cũng đạt 12,55 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Với kết quả này, bà Dorsati Madani cho rằng, đây là một trong các tín hiệu là các nhà đầu tư quốc tế coi Việt Nam là một điểm rất hứa hẹn cho đầu tư.

Tăng cường chuyển đổi xanh để thu hút FDI

Có thể thấy, như phân tích trên, trong trung hạn Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến rất hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư FDI. Tuy nhiên, về dài hạn bà Dorsati Madani khuyến cáo, Việt Nam còn nhiều điều cần phải làm.

Trong trung hạn Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến rất hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư FDI.

Cụ thể, nếu muốn vươn lên trong chuỗi giá trị, trở thành một nền kinh tế phát triển thì cần cải cách trong nền kinh tế, tăng cường phát triển khu vực doanh. Việt Nam cần tập trung thu hút những nhà đầu tư có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, bên cạnh đó, môi trường quốc tế trong sản xuất cũng đang thay đổi, người tiêu dùng đang chuyển sang sử dụng các sản phẩm xanh.

“Để Việt Nam có thể duy trì khả năng cạnh tranh, Việt Nam cần thu hút các nhà đầu tư xanh cũng như khuyến khích các doanh nghiệp nội địa áp dụng công nghệ xanh cho sản xuất”, bà bà Dorsati Madani khuyến nghị.

Cũng nhắc đến đầu tư xanh, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho rằng đây không chỉ là nhu cầu tự nhiên của các doanh nghiệp mà đây chính là mệnh lệnh từ thị trường, nơi điều tiết các sản phẩm.

Theo ông Tuấn, khi một nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để xuất khẩu các sản phẩm sang châu Âu hay sang các quốc gia quan trọng khác, yêu cầu xanh, giảm phát thải là yêu cầu hàng đầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần chuyển đổi mạnh mẽ hơn với vấn đề này.

Ngoài ra, để tiếp tục giữ ổn định thu hút FDI trong thời gian tới, ông Nguyễn Bá Hùng, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam (ADB) cho rằng, các doanh nghiệp trong nước cần phải liên kết chặt chẽ hơn với các chuỗi FDI tại Việt Nam cũng như tận dụng được các doanh nghiệp FDI để phát triển kinh tế trong nước.

Theo ông Hùng, một trong những thách thức hiện nay là doanh nghiệp Việt Nam liên kết rất yếu với các chuỗi FDI. Nếu duy trì việc kết nối kém như vậy, lợi ích của tăng trưởng kinh tế trong nước so với nguồn đầu tư FDI sẽ bị hạn chế.

“Do đó, phải tận dụng sự có mặt của họ để phục vụ cho phát triển kinh tế trong nước. Theo đó, làm sao để họ mua hàng, chuyển giao công nghệ nhiều hơn, đẩy mạnh hợp tác sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, thúc đẩy sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp Việt trong chuỗi FDI”, ông Hùng nói.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Hút về 1,7 tỷ USD vốn FDI, về đích trước 5 tháng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Hút về 1,7 tỷ USD vốn FDI, về đích trước 5 tháng

Đầu tư
(VNF) - Tính đến hết tháng 7/2024, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút được hơn 1,7 tỷ USD vốn FDI, hơn 27.000 tỷ đồng vốn trong nước, vượt kế hoạch cả năm
Cùng chuyên mục
Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

(VNF) - Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, được khởi công tháng 1/2023. Hiện các nhà thầu đang khẩn trương thi công, phấn đấu hoàn thành dự án vào dịp 30/4/2025, vượt tiến độ 8 tháng.

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

(VNF) - Theo nhận định của các chuyên gia,Việt Nam là quốc gia tại ASEAN được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại các thị trường xuất khẩu toàn cầu

Lần theo bước chân  khối ngoại trên TTCK Việt Nam

Lần theo bước chân khối ngoại trên TTCK Việt Nam

(VNF) - Nhìn lại cả hành trình của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, có thể thấy sau thời gian chạy đà gom gió cho “con diều chứng khoán Việt” bay lên, đến nay thị trường đã “tự bay” được, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm dần.

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

(VNF) - Theo báo cáo tài chính năm 2023 của Honda Việt Nam, Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Honda Việt Nam ghi nhận hơn 30.399,7 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương

Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương

(VNF) - Tính đến 9h sáng 7/9, tâm bão vẫn còn cách đất liền khoảng 120km, nhưng đĩa mây đã xâm lấn ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng gây mưa to.

Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’

Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’

(VNF) - HPG đã cắt đứt chuỗi giảm điểm liên tiếp trong 7 phiên, đồng thời duy trì vị trí của mình trong top 10 doanh nghiệp vốn hoá lớn nhất thị trường.

CEO Nvidia: Thà 'tra tấn nhân viên để họ trở nên vĩ đại' còn hơn sa thải

CEO Nvidia: Thà 'tra tấn nhân viên để họ trở nên vĩ đại' còn hơn sa thải

(VNF) - CEO "gã khổng lồ" ngành chip Nvidia, ông Jensen Huang, mới đây đã bày tỏ quan điểm về việc đào tạo nhân viên. Theo đó, vị tỷ phú này lựa chọn đẩy những nhân viên của mình tới giới hạn cuối cùng để thấy họ bứt phá, thay vì lựa chọn sa thải.

An Phát Holdings: Đằng sau sự rút lui Chủ tịch Phạm Ánh Dương

An Phát Holdings: Đằng sau sự rút lui Chủ tịch Phạm Ánh Dương

(VNF) - Cùng với việc Chủ tịch HĐQT từ nhiệm, An Phát Holdings cũng thông báo hạ chỉ tiêu kinh doanh năm nay. Sắp tới, Tập đoàn sẽ thay đổi ngành nghề kinh doanh và sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu APH đã có phản ứng "dữ dội".

HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG

HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG

(VNF) - Lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng “Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam” từ ADB, HDBank một lần nữa khẳng định năng lực quản lý rủi ro, sự minh bạch và hiệu quả trong hoạt động tài trợ thương mại, hỗ trợ phát triển bền vững cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Chân dung Selena Gomez, nữ ca sĩ vừa thành tỷ phú ở tuổi 32

Chân dung Selena Gomez, nữ ca sĩ vừa thành tỷ phú ở tuổi 32

(VNF) - Sau Taylor Swift, Selena Gomez là nữ ca sĩ tiếp theo chính thức gia nhập hàng ngũ tỷ phú với giá trị tài sản ròng đạt 1,3 tỷ USD theo Bloomberg Billionaires Index.