Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hiện toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 1.313 dự án, trong đó có 472 dự án FDI, tổng vốn đầu tư hơn 8,3 tỷ USD; 841 dự án DDI, tổng vốn đầu tư khoảng 145.000 tỷ đồng.
Đặc biệt, trong số hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc, Hàn Quốc xếp thứ nhất cả về số dự án đầu tư và số vốn đăng ký, với 238 dự án, tổng vốn hơn 3 tỷ USD.
Riêng trong 6 tháng năm 2024, dòng vốn FDI đổ vào tỉnh vẫn đạt mức cao, với 435,8 triệu USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt mục tiêu kế hoạch cả năm 2024 đề ra.
6 tháng đầu năm, tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới cho 8 dự án dự án đầu tư của Hàn Quốc, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ điện điện tử, với tổng vốn đầu tư 17,5 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn cho 9 dự án, tổng vốn đầu tư tăng thêm là 207,5 triệu USD.
Các dự án đầu tư của doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc phần lớn tập trung vào các lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử; ô tô, phụ tùng ô tô; dệt may; sản xuất điện tử, chất bán dẫn - các ngành chủ lực trong định hướng thu hút đầu tư của tỉnh trong thời gian tới.
Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc đã tăng vốn đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả như: Công ty TNHH Partron vina, Khu công nghiệp Khai Quang đã tăng vốn đầu tư từ 4 triệu USD năm 2008 lên 269,4 triệu USD vào tháng 7/2024 để mở rộng sản xuất các sản phẩm mới, nhất là bảng mạch điện tử, bộ điều khiển xe điện và ăng ten ATN cho thiết bị di động, nâng công suất sản xuất hằng năm từ 1,21 tỷ sản phẩm lên 1,57 tỷ sản phẩm/năm.
Công ty TNHH Heasung vina, chuyên sản xuất các loại linh kiện cho camera điện thoại thông minh, dụng cụ quang học chính xác, action camera. Trong hơn 13 năm đi vào hoạt động, công ty đã nhiều lần tăng vốn đầu tư từ 13 triệu USD lên 165 triệu USD để mở rộng nhà xưởng, ngành nghề sản xuất sản phẩm ống kính các loại chuyên dùng cho điện thoại thông minh Samsung, tạo việc làm ổn định cho hơn 4.000 lao động.
Ngoài ra, các doanh nghiệp khác của Hàn Quốc như Sindoh, Cammsys, Daewoo Bus, JH Vina, ShinWon, Vina Korea, ISC Vina, Solum... cũng đang có các kế hoạch mở rộng ngành nghề, quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 16 khu công nghiệp được thành lập, trong đó có 9 khu đang hoạt động. Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ phát triển 27 khu công nghiệp, tổng quỹ đất là 7.000 ha; 51 cụm công nghiệp, tổng diện tích 1.700ha.
Tỉnh hiện đang tích cực triển khai các dự án khu công nghiệp giàu tiềm năng, trong đó nổi bật là dự án Khu công nghiệp Nam Bình Xuyên (Green Park) nằm trong vùng quy hoạch công nghệ cao.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.