Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Cầu Vân Phúc được xây trên sông Hồng đoạn qua huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Cây cầu có tổng chiều dài 7,76km, chiều rộng 20,5m, gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Riêng đoạn đường nối từ Quốc lộ 32 đến cầu cạn vượt hồ Vân Cốc có chiều rộng 32m, với 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.
Cầu chính vượt sông, cầu cạn vượt vùng lòng hồ Vân Cốc và cầu dẫn phía Hà Nội có quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ.
Theo quy hoạch, cầu Vân Phúc bắt đầu tại nơi giao cắt với Quốc lộ 32, thuộc địa phận xã Phụng Thượng, đi qua các xã Phụng Thượng, Long Xuyên, Xuân Đình, Vân Phúc của huyện Phúc Thọ và kết thúc tại vị trí ranh giới hành chính giữa Hà Nội và huyện Yên Lạc của tỉnh Vĩnh Phúc (Km7+760).
Cầu Vân Phúc nằm trong số 10 cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ được xây dựng theo quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Phúc qua sông Hồng và tuyến đường kết nối ra Quốc lộ 32, huyện Phúc Thọ được HĐND TP. Hà Nội phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Nghị Quyết số 29/2022.
Dự kiến, trong thời gian từ quý II/2024 đến quý IV/2025, nhà thầu sẽ thi công tuyến đường nối từ Quốc lộ 32 đến đê Ngọc Tảo. Từ quý I/2026-IV/2026 dự kiến sẽ thi công cầu cạn vượt lòng hồ Vân Cốc. Từ quý 1/2027-III/2027, cầu Vân Phúc sẽ bắc qua sông Hồng và nghiệm thu công trình, đi vào vận hành từ quý IV/2027.
Tổng mức đầu tư của dự án cầu Vân Phúc là 3.443 tỷ đồng, lấy từ nguồn ngân sách thành phố. Mức phân bổ vốn đầu tư cụ thể như sau: chi phí giải phóng mặt bằng dự kiến khoảng 112 tỷ đồng, chi phí xây dựng chiếm 2.507 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án 376 tỷ đồng và chi phí dự phòng 449 tỷ đồng.
Chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội.
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.