Hãng hàng không quốc gia Úc phải bán đất để trả nợ sau Covid-19

Quỳnh Anh - 15/10/2021 12:00 (GMT+7)

(VNF) - Hãng hàng không Qantas của Úc mới đây đã đồng ý bán đất cạnh Sân bay Sydney với giá 595 triệu USD để giảm nợ, nhằm mục đích phục hồi sau Covid-19.

VNF
Niềm tự hào của nước Úc - Qantas Airways cũng phải bán đất để trả nợ

Qantas Airways sẽ bán mảnh đất gần sân bay Sydney cho một tập đoàn do LOGOS Property Group đứng đầu. Việc bố trí và dàn xếp trên mảnh đất này được dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 31/12 năm nay.

Giám đốc điều hành của Qantas Airway, ông Alan Joyce phát biểu về sự kiện này: “Chúng tôi sẽ sử dụng khoản tiền này để giúp trả bớt khoản nợ phát sinh trong thời kỳ dịch bệnh. Tầm quan trọng của thương vụ này là đối với tình hình kinh doanh của hãng là nó giúp chúng tôi sớm có thể quay lại đầu tư vào các yếu tố cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của mình”.

Qantas cho biết họ cũng đã đàm phán với LOGOS về các tiềm năng phát tiển của mảnh đất bị mua lại và việc bán thêm đất gần các lô đang được bán. Hãng hàng không quốc gia của Úc cho biết nếu việc bán thêm các lô đất khác được thông qua vào đầu năm 2022, họ có thể nâng giá trị thương vụ này lên tới 1 tỷ đô la Úc.

Khách hàng mua bán của Qantas là LOGOS cho biết, việc mua bán được hỗ trợ bởi Cơ quan Đầu tư Abu Dhabi thông qua LOGOS Australia Logistics Venture cũng như quỹ hưu trí AustralianSuper. Họ có kế hoạch phát triển khu vực này thành một trung tâm logistic, thương mại điện tử chặng cuối. LOGOS cho biết khi hoàn thành, công trình được dự báo sẽ có giá trị là 2 tỷ đô la Úc.

Sau thông tin về việc Qantas bán đất, cổ phiếu của hãng này đã được giao dịch với mức tăng 2,3%, trước mức tăng 0,5% trên thị trường rộng (AXJO).

Trước đó, cổ phiếu của hãng cũng tăng nhẹ khi Qantas thông báo sẽ mở lại một số đường bay quốc tế vào cuối năm khi lệnh cấm người dân ra nước ngoài của Úc hết hiệu lực vào ngày 17/12/2021.

Hãng hàng không được ví là "Kangaroo biết bay" của Úc đã gặp những khó khăn vô cùng to lớn trong suốt thời kỳ dịch bệnh và phải không ngừng tìm cách để tồn tại trong cơn khủng hoảng.

Trong năm 2020, hãng liên tục phải cắt giảm nhân sự, sa thải tới hơn 10.000 nhân viên trong tổng số 29.000 nhân sự của mình và tiến hành thuê dịch vụ bên ngoài để giảm thiểu chi phí, nhưng vẫn mang trên mình số nợ “khổng lồ” vì Covid-19.

Xem thêm >>Mở cửa hàng không, sao bỏ lại trẻ em?

Theo Reuters
Cùng chuyên mục
Tin khác
Chợ Tân Thanh: ‘Thiên đường’ sắm Tết một thời rơi vào ế ẩm

Chợ Tân Thanh: ‘Thiên đường’ sắm Tết một thời rơi vào ế ẩm

(VNF) - Chợ Tân Thanh - Lạng Sơn từng được ví là trung tâm mua sắm nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết. Đây là nơi có số lượng hàng hóa “khủng” cùng mức giá cực phải chăng. Tuy nhiên, kinh doanh ở chợ Tân Thanh ngày càng đi xuống và không còn cảnh sắm Tết tấp nập như xưa.