Hàng loạt dự án điện của PVN chậm tiến độ

Thanh Hương - 08/07/2019 08:48 (GMT+7)

Nhiều dự án điện do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thực hiện đều rất chậm tiến độ, thậm chí phải xin chuyển sang chủ đầu tư khác.

VNF
Dự án Nhiệt điện Long Phú III đang ngổn ngang, phải đề nghị chuyển chủ đầu tư.

Dự án cũ chậm

Trong báo cáo của Bộ Công thương vừa gửi Ban chỉ đạo Điện lực Quốc gia có đánh giá, PVN được giao làm chủ đầu tư 8 dự án trọng điểm nguồn điện với tổng công suất 11.400 MW. Trong đó, giai đoạn 2016-2020 có 3 dự án và giai đoạn 2021-2025 có 5 dự án.

Tuy nhiên, đến nay, cả 8 dự án đều gặp khó khăn, vướng mắc và khó có thể hoàn thành theo tiến độ trong Quy hoạch Phát triển điện VII điều chỉnh.

Theo đánh giá này, có 3 dự án đang xây dựng, nhưng đều chậm tiến độ từ 2-3 năm, còn 4 dự án khác đang thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng, nhưng cũng đứng trước nguy cơ chậm tiến độ phát điện 2,5-3,5 năm so với yêu cầu của Quy hoạch Phát triển điện VII điều chỉnh. Thậm chí, Dự án Nhiệt điện Long Phú III đã phải đề nghị chuyển giao sang chủ đầu tư khác để triển khai.

Đơn cử, Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, công suất 1.200 MW được khởi công vào tháng 3/2011, được đưa vào danh sách dự án cấp bách trong Quy hoạch Phát triển điện VII với dự kiến được hoàn thành, phát điện tổ máy số 1 vào quý II/2014 và tổ máy số 2 vào cuối năm 2014.

Tuy nhiên, sau hơn 8 năm triển khai, Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 vẫn chưa biết bao giờ mới phát điện dù có tiến độ hoàn thành tổ máy 1 vào tháng 6/2020 và tổ máy 2 vào tháng 10/2020.

Theo cập nhật tiến độ của PVN, đến nay, tiến độ tổng thể đạt 84,14%, trong đó thiết kế đạt 99,57%; ký các hợp đồng mua sắm đạt khoảng 95%; gia công, chế tạo và vận chuyển đạt 93,79%; thi công đạt 81,98%; chạy thử đạt 3,51%.

Nguyên nhân chính khiến Thái Bình 2 có nguy cơ tiếp tục bị chậm tiến độ bởi tổng thầu EPC là Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) trong quá trình triển khai dự án có một số sai phạm đã và đang được các cơ quan chức năng xem xét, xử lý. Cũng bởi tiến độ bị kéo dài, nên Dự án phải đối mặt với nhiều khó khăn và rủi ro phát sinh như máy móc thiết bị hết thời hạn bảo hành; không vay thêm được vốn.

Cũng chưa trông thấy đường ra là Dự án Nhiệt điện Long Phú I, công suất 1.200 MW, hiện do liên danh Power Machines và Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (Liên danh PM-PTSC) làm tổng thầu.

Được khởi công xây dựng từ đầu năm 2011 và dự kiến hoàn thành, phát điện tổ máy số 1 vào năm 2014, tổ máy 2 vào năm 2015. Tuy nhiên, hiện tại dự án cũng chưa biết bao giờ mới hoạt động.

Ông Nguyễn Huy Vượng, Trưởng ban Điện PVN cho biết, dự án mới hoàn thành 77,56% so với kế hoạch, nguyên nhân chính xuất phát từ phía nhà thầu Power Machines (Nga) và việc Chính phủ Mỹ áp đặt lệnh cấm vận trực tiếp đối với nhà thầu này từ ngày 28/1/2018.

Một năm sau khi bị cấm vận, ngày 28/1/2019, nhà thầu PM đã có văn bản chính thức thông báo về việc chấm dứt thực hiện hợp đồng EPC dự án và đã dừng các hoạt động tại công trường kể từ ngày 15/3/2019, rút Giám đốc công trường về nước kể từ ngày 29/3/2019. Tuy nhiên, phương án giải quyết tiếp theo của Dự án Long Phú I ra sao thì chưa có lời giải.

Dự án mới cũng ì ạch

Không chỉ các dự án cũ chậm tiến độ, mà các dự án đang chuẩn bị đầu tư của PVN cũng nhìn thấy rõ việc chậm  tiến độ.

Theo đánh giá của Bộ Công thương, khí Đông Nam bộ cấp cho điện sẽ suy giảm từ sau năm 2020, tới năm 2023 - 2024 dự kiến thiếu hụt khoảng 2 - 3 tỷ m3/năm và lượng thiếu hụt này tăng rất nhanh tới trên 10 tỷ m3 năm 2030.

Khí Tây Nam bộ cung cấp cho cụm Nhiệt điện Cà Mau 1&2 cũng thiếu hụt từ năm 2019 với lượng thiếu hụt từ 0,5-1 tỷ m3. PVN đang đàm phán với phía Malaysia để mua thêm khí bổ sung vào nguồn thiếu hụt này.

Do thiếu khí, nên bắt buộc phải bù bằng LNG nhập khẩu và việc triển khai Dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 do Tổng công ty Điện lực dầu khí (PVPower - nơi PVN đang nắm chi phối vốn) cũng được xem là giải pháp hợp lý, giúp bổ sung nguồn cung điện tại khu vực.

Tuy nhiên, thực tế này lại đòi hỏi có các cơ chế thích hợp (bao tiêu khí, bao tiêu điện) để đẩy sớm tiến độ của các nhà máy khí sử dụng LNG là Nhơn Trạch 3 & 4 vào hoạt động, bởi giá điện LNG không dưới 2.500 đồng/MW, cao hơn so với giá bán lẻ điện bình quân hiện nay.

Hai dự án điện khác ở miền Trung ăn theo mỏ khí Cá Voi Xanh cũng được đánh giá là sẽ chậm tiến độ so với kế hoạch bởi hàng loạt thủ tục chuẩn bị đầu tư vẫn chưa xong.

Các dự án điện của PVN chậm tiến độ cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình hình cấp điện ở khu vực miền Nam trở nên căng thẳng như hiện nay.

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi, mất tích nhiều giờ chưa tìm thấy

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi, mất tích nhiều giờ chưa tìm thấy

(VNF) - Một chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và một số quan chức nước này đã bị rơi ở khu vực phía bắc đất nước ngày 19/5, theo hãng thông tấn nhà nước IRNA. Sau nhiều giờ tìm kiếm, giới chức cho biết họ vẫn chưa đến được địa điểm máy bay rơi, dù đã xác định được vị trí chính xác.

Tái khởi động Công viên phần mềm nghìn tỷ tại Đà Nẵng

Tái khởi động Công viên phần mềm nghìn tỷ tại Đà Nẵng

(VNF) - Dự án khu công viên phần mềm số 2 ở Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, đang được cơ quan chức năng hoàn thiện các thủ tục để tái khởi động sau hơn 1 năm tạm dừng vì vướng pháp lý.

Ứng xử với tài sản số: Không thể lẩn tránh mãi

Ứng xử với tài sản số: Không thể lẩn tránh mãi

(VNF) - Không riêng Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng đang lúng túng trong việc xây dựng khung pháp lý với tiền số, tài sản số. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, xây dựng khung pháp lý cho tài sản số tại Việt Nam là vấn đề “không thể lẩn tránh mãi” và cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa các yếu tố được – mất.

Khai mạc kỳ họp Quốc hội: Bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước

Khai mạc kỳ họp Quốc hội: Bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước

(VNF) - Dự kiến cuối giờ sáng 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và sẽ hoàn thành vào sáng 22/5. Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó sẽ bầu Chủ tịch nước theo quy định.

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.