Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2018 với lợi nhuận khá ấn tượng trong bối cảnh “cuộc chiến” xử lý nợ xấu vẫn trong giai đoạn quyết liệt.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2018, Sacombank đạt lợi nhuận trước thuế 996 tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mảng kinh doanh cốt lõi tín dụng – đầu tư của Sacombank cải thiện rất đáng kể trong nửa đầu năm nay khi đem về tới 3.453 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 67% so với nửa đầu năm 2017.
Đặc biệt, tỷ lệ chi phí lãi/thu nhập lãi giảm mạnh, từ 79,2% xuống 72,2%, cho thấy tác động tiêu cực từ lượng tài sản không sinh lời/sinh lời kém khổng lồ sau sáp nhập Ngân hàng Phương Nam đang dần được giảm thiểu.
Trong khi đó, mảng dịch vụ cũng đem về tín hiệu khả quan khi đạt 1.133 tỷ đồng lãi thuần, tăng 35%. Các hoạt động khác (thường phần lớn là hoàn nhập dự phòng nợ xấu) đem về 214 tỷ đồng lãi thuần, tăng 163%.
Mảng kinh doanh ngoại hối và chứng khoán đầu tư đem về lợi nhuận khiêm tốn hơn cùng kỳ năm 2017 với 159 tỷ đồng và 51,3 tỷ đồng lãi thuần, giảm lần lượt 31% và 60%.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2018, Sacombank đạt lợi nhuận thuần 1.510 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do tăng tỷ lệ trích lập dự phòng trên lợi nhuận thuần từ 13% lên 34% nên lợi nhuận trước thuế của Sacombank tăng chậm hơn (73%), đạt 996 tỷ đồng.
Ngoài tín hiệu tích cực từ hoạt động kinh doanh, vấn đề xử lý nợ xấu cũng là điểm sáng của Sacombank trong nửa đầu năm 2018. Ngân hàng này cho biết đã thu hồi được hơn 3.600 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng trong 6 tháng qua.
Còn theo báo cáo tài chính, tính đến hết ngày 30/6/2018, nợ xấu nội bảng của Sacombank ở mức 9.121 tỷ đồng, chiếm 3,7% dư nợ tín dụng, giảm 1.283 tỷ đồng về số tuyệt đối (từ mức 10.404 tỷ đồng) và 1 điểm% về số tương đối (từ mức 4,7%) so với hồi đầu năm.
Về nợ xấu ngoại bảng, báo cáo tài chính chưa soát xét của Sacombank không đề cập cụ thể về lượng nợ xấu chưa trích lập dự phòng hiện tại ở VAMC, tuy nhiên có thể ước tính lượng nợ xấu này đến hết ngày 30/6/2018 ở mức khoảng 38.100 tỷ đồng, giảm khoảng 3.200 tỷ so với số đầu năm.
Ước tính này dựa trên giả định cơ cấu khoản mục chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn vẫn giữ nguyên so với hồi đầu năm, nghĩa là bao gồm 2.000 tỷ đồng trái phiếu và còn lại là nợ xấu chưa xử lý tại VAMC.
Thêm vào đó, các khoản phải thu và lãi dự thu – vốn là nơi lý tưởng để các ngân hàng giấu nợ xấu, báo lãi ảo – của Sacombank cũng giảm mạnh trong nửa đầu năm 2018, từ 48.634 tỷ đồng xuống 44.651 tỷ đồng, tương đương giảm gần 4.000 tỷ sau 6 tháng.
Tính đến hết ngày 30/6/2018, tổng tài sản của Sacombank đạt 400.686 tỷ đồng, tăng 8,7% so với hồi đầu năm; trong đó dư nợ tín dụng đạt 246.691 tỷ đồng, tăng 10,6%.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của Sacombank đến hết ngày 30/6/2018 ở mức 23.648 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,2% sau 6 tháng. Tiền gửi khách hàng ở mức 355.860 tỷ đồng, tăng 11,3%.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.