Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo đó, Bộ GTVT đã thông tin về kết quả quy hoạch, đầu tư đối với các công trình giao thông trên địa bàn Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể: Phía Bắc đầu tư QL18, Đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long; phía Đông sẽ có tuyến đường ven biển, ủng hộ triển khai đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; phía Tây sớm hoàn thiện QL10; phía Nam ưu tiên bố trí vốn đầu tư dự án cải tạo, mở rộng QL37.
Trong thời gian tới, tùy theo khả năng cân đối nguồn lực, Bộ GTVT sẽ nghiên cứu chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt nối từ cảng Lạch Huyện và đi các khu vực như đường sắt Yên Viên - Hạ Long. Đối với tuyến đường sắt đấu nối tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, đề nghị UBND Hải Phòng sẽ nghiên cứu, bổ sung trong quy hoạch tỉnh làm cơ sở pháp lý triển khai các bước tiếp theo.
Về đầu tư hàng không, dự án đầu tư, nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Cát Bi dự kiến khởi công trong quý II/2023 và hoàn thành năm 2024; dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Hải Phòng (cảng hàng không mới) dự kiến sẽ được nghiên cứu, xác định giai đoạn sau năm 2030.
Về đầu tư cảng biển, Bộ GTVT đề nghị bổ sung quy hoạch, đầu tư đón tàu du lịch quốc tế tại khu Bến sau cầu Bạch Đằng là chưa phù hợp với quy hoạch được duyệt. Khu bến sau cầu Bạch Đằng không có công năng khai thác tàu du lịch quốc tế, trong khi Khu bến Nam Đồ Sơn, Văn Úc (gần khu vực phía sau cầu Bạch Đằng) đã được quy hoạch có công năng khai thác tàu khách. Vì vậy, đề nghị UBND Hải Phòng kêu gọi doanh nghiệp cảng đầu tư bến cảng khách tại khu vực Nam Đồ Sơn để đáp ứng nhu cầu vận chuyển và đi lại.
Còn trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT đã lên phương án huy động vốn để triển khai đầu tư nhiều dự án: Đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; QL10 đoạn nối Quảng Ninh - Hải Phòng; đường bộ ven biển đoạn qua thành phố Hải Phòng; đầu tư các bến số 3, số 4, số 5, số 6 của khu bến Lạch Huyện; xây dựng nhà ga hành khách quốc tế T2 - Cảng hàng không quốc tế Cát Bi.
Các dự án nêu trên hoàn thành sẽ cơ bản hoàn thiện mạng lưới giao thông đối ngoại, tăng tính kết nối liên vùng trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội dài hạn của thành phố.
Để tạo nguồn lực đầu tư cho Hải Phòng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, Bộ GTVT đã và đang tiếp tục nghiên cứu, triển khai một số cơ chế, chính sách đặc thù, có thể kể đến như:
Thứ nhất, ưu tiên nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tham gia hỗ trợ các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư với vai trò là vốn mồi để huy động vốn ngoài ngân sách tham gia đầu tư (đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường bộ ven biển, QL10 đoạn Quán Toàn - cầu Nghìn).
Thứ hai, phối hợp với địa phương để huy động vốn ODA đầu tư các công trình giao thông quan trọng trên địa bàn (đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện, cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện).
Thứ ba, huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp để đầu tư kết cấu hạ tầng, doanh nghiệp được khai thác các dịch vụ liên quan đến dự án (Dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không quốc tế Cát Bi).
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.