Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngày 23/6 vừa qua, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với ông Nguyễn Ngọc Phương (SN 1979), Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty CP Vàng Phú Cường để điều tra về tội "vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới".
Theo đó, ông Phương được xác định có liên quan trong vụ án hình sự "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới; Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" xảy ra tại Hà Nội và các địa phương khác.
Cùng ngày 23/6, một ông chủ tiệm vàng lớn ở Hà Nội là Lê Xuân Tùng, Chủ tịch HĐQT kiểm Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Vàng Phú Quý cũng bị khởi tố trong một vụ án khác với cáo buộc trốn thuế, gây thiệt hại ban đầu cho Nhà nước là 6.145 tỷ đồng và liên quan đến đường dây buôn lậu hơn 3 tấn vàng, trị giá 5.000 tỷ đồng.
Được biết, Công ty Vàng Phú Quý được thành lập năm 2008 có trụ sở chính tại 30 Trần Nhân Tông, phường Nguyễn Du, phường Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Ông Lê Xuân Tùng là người đại diện trước pháp luật, vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng với 4 cổ đông sáng lập là Công ty TNHH Vàng bạc – Đá quý Phú Quý (ông Lê Xuân Tùng đại diện, tỷ lệ 30%), bà Lê Thị Bích Diệp (tỷ lệ 10%), ông Lê Xuân Tùng (tỷ lệ 60%) và Phạm Hải Âu (đã chuyển nhượng cổ phần).
Tuy nhiên, đến tháng 10/2014, công ty đã tăng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông cũng có sự thay đổi khi Công ty TNHH Vàng Bạc – Đá quý Phú Quý chỉ còn nắm giữ 12%, bà Lê Thị Bích Diệp còn 8% và ông Lê Xuân Tùng tăng lên 80%.
Đến tháng 9/2017, công ty công bố bản đăng ký kinh doanh thay đổi với thông tin bà Lê Thị Bích Diệp đã chuyển nhượng vốn nhưng tỷ lệ vốn góp của 2 cổ đông còn lại vẫn giữ nguyên.
Về cổ đông Công ty TNHH Vàng Bạc - Đá quý Phú Quý thành lập ngày 27/01/2003, có trụ sở chính trùng với địa chỉ Công ty TNHH Vàng Bạc - Đá Quý Phú Quý. Người đại diện pháp luật là bà Phạm Thùy Anh kiêm Tổng giám đốc công ty.
Vốn điều lệ Công ty TNHH Vàng Bạc - Đá quý Phú Quý tại thời điểm tháng 9/2020 đạt 50 tỷ đồng, trong đó ông Lê Xuân Tùng và bà Phạm Thùy Anh (có cùng địa chỉ thường trú) mỗi người góp 50%.
Ngoài Công ty vàng Phú Quý và có liên quan đến Vàng Bạc – Đá quý Phú Quý, ông Lê Xuân Tùng còn là đại diện Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đầu tư Bất động sản Đất Việt, Công ty CP Tập đoàn Phú Quý, Công ty CP Đầu tư Sông Hinh.
Về Tập đoàn Phú Quý, theo giới thiệu trên website, công ty thành lập từ năm 2003. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của tập đoàn là sản xuất và phân phối sản phẩm vàng miếng, vàng mỹ nghệ, trang sức vàng...
Tuy nhiên, thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như các thông tin chi tiết về doanh thu, lợi nhuận…thì luôn trong vòng bí mật. Bản thân ông Lê Xuân Tùng ngoài vị trí đại diện tại các công ty cũng không có thêm thông tin nào liên quan.
Về Vàng Phú Cường, công ty được thành lập vào tháng 6/2004, có địa chỉ tại phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đại diện pháp luật là ông Nguyễn Ngọc Phương (SN 1979).
Ông Nguyễn Ngọc Phương còn là đại diện của các pháp nhân như Công ty CP Đầu tư TPC, Công ty CP Đầu tư và Phát triển dự án Võ Gia, Công ty CP Tập đoàn Phú Minh, Công ty CP phát triển Đầu tư Phú Cường. Tuy nhiên, Võ Gia đã ngừng hoạt động và đóng mã số thuế, TPC đang tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn.
Hiện chỉ có Tập đoàn Phú Minh đang hoạt động. Công ty này được thành lập vào tháng 8/2017, có trụ sở chính tại số 6 phố Hoa Lư, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội. Tính đến tháng 12/2017, công ty có vốn điều lệ 800 tỷ đồng, trong đó ông Phương sở hữu 50%, cổ đông Trần Quốc Bình sở hữu 35%, Hồ Duy Khánh sở hữu 15%.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.