Hiếm có trong lịch sử: ĐHCĐ hàng loạt 'ông lớn' bất động sản bất thành

Lệ Chi - 01/07/2023 14:34 (GMT+7)

(VNF) - Liên tiếp nhiều đại hội cổ đông của các doanh nghiệp bất động sản như DIG, CEO, LDG, FLC, TDH... diễn ra bất thành do số lượng cổ đông tham dự rất ít.

VNF
ĐHCĐ bất thành, Chủ tịch CEO nói “đây là lần đầu tiên trong lịch sử"

ĐHCĐ Tập đoàn CEO bất thành: “lần đầu tiên trong lịch sử"

Ngày 30/6, Công ty Cổ phần Tập đoàn CEO Group (CEO Group, HNX: CEO) đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. Tuy nhiên, số lượng cổ đông tham dự chỉ chiếm 35,42% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (bao gồm cả dự trực tiếp và ủy quyền). Vì vậy, đại hội không đủ điều kiện tiến hành.

Nói tại đại hội, Chủ tịch CEO Group, ông Nguyễn Văn Bình, cảm thán đây là lần đầu tiên trong lịch sử đại hội đồng cổ đông thường niên của công ty không đủ điều kiện tiến hành lần đầu tiên.

Theo ông Đoàn Văn Bình, năm 2022, tổng doanh thu hợp nhất của Tập đoàn CEO đạt 2.626 tỷ đồng, tăng 1.377 tỷ đồng so với năm 2021; Lợi nhuận sau thuế đạt 310 tỷ đồng, tăng 228 tỷ đồng so với năm 2021, vượt kế hoạch ĐHĐCĐ đã đề ra trước đó.

Năm 2023, doanh nghiệp lên kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 315 tỷ đồng, lần lượt tăng 14% và 2% so với kết quả thực hiện năm trước.

Đánh giá về tình hình kinh tế nói chung, người đứng đầu Tập đoàn CEO nhận định, từ nay đến cuối năm 2023, 2 trong 3 lĩnh vực trụ cột chính của Tập đoàn là bất động sản và du lịch dự báo vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Để đạt các mục tiêu đã đề ra, Tập đoàn CEO dự kiến tập trung vào nhóm sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, tập trung triển khai các dự án trọng điểm: Sonasea Vân Đồn Harbor City tại Quảng Ninh, CEOHOMES Hana Garden tại Hà Nội, Sonasea Residences tại Phú Quốc. Dự án Sonasea Residences tại Phú Quốc đã cơ bản có mặt bằng sạch...

ĐHCĐ Nhà Thủ Đức bất thành: Nhiều tài sản còn kẹt trong các vụ án

Sáng 29/06, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (HoSE: TDH) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023. Tuy nhiên đại hội đã không thể tiến hành do không đủ tỷ lệ cổ đông tham dự.

Theo thông báo của ban kiểm tra tư cách đại biểu, số lượng đại biểu tham gia là 27 người, số lượng ủy quyền là 8 người, đại diện cho gần 18 triệu cổ phiếu có quyền biểu quyết, chiếm 15.84% tổng số phiếu biểu quyết có quyền biểu quyết. Do đó, căn cứ theo quy định hiện hành và điều lệ công ty, ĐHĐCĐ thường niên 2023 của TDH không đủ điều kiện tiến hành do không đạt đủ tỷ lệ tham dự.

Dù đại hội không được tiến hành, Tổng giám đốc TDH Đàm Mạnh Cường vẫn có những chia sẻ về tình hình của công ty hiện tại. Ông Cường cho biết hiện nay TDH đang trong quá trình tòa sơ thẩm TP. HCM xét xử về vụ án linh kiện điện tử. Tòa đã tiến hành xét xử và dự kiến sắp có có kết luận về vụ việc.

Các vấn đề TDH tập trung tháo gỡ gồm: thứ nhất là tháo gỡ về biện pháp phong tỏa tài sản, thứ hai là trách nhiệm trong vụ án 365 tỷ đồng, thứ ba là tháo gỡ các biện pháp cưỡng chế hành chính của Cục thuế về phần lãi chậm nộp 91 tỷ đồng.

Ngoài ra, công ty đang phát triển mảng kinh doanh cho thuê bất động sản và xây dựng. Mảng xây dựng đang phát triển ở các dự án do TDH làm chủ đầu tư và đang từng bước mở rộng các công trình nhà ở công trình dân dụng bên ngoài để phát triển thêm mảng xây dựng dân dụng cho TDH.

Về phát triển dự án, công ty đã bàn giao các dự án đầu tư, hoạt động của TDH rất ổn định và đang có chiều hướng phát triển. Thiệt hại liên quan đến vụ án linh kiện điện tử đã trích lập, không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.

Cổ đông lớn vắng mặt: ĐHCĐ DIG không thể tiến hành

Chiều 28/6, Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, HoSE: DIG) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 tại Vũng Tàu. Danh sách chốt ngày 24/5/2023 cho thấy DIC Corp có 64.907 cổ đông.

Tính đến 14 giờ 45 phút, Đại hội chỉ đạt 533 cổ đông (trực tiếp và ủy quyền) tham dự chiếm 36,91% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Do đó, ĐHĐCĐ thường niên 2023 lần 1 của DIC Corp chưa đủ điều kiện tiến hành.

Chia sẻ tại đại hội, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn đã “xin phép” cổ đông đợi thêm 1,5 tiếng, nếu vẫn không đủ tỷ lệ thì xin huỷ đại hội lần 1. Tuy nhiên, sau 1,5 tiếng chờ đợi, DIC Corp tuyên bố huỷ đại hội đợt 1 do tỷ lệ tham dự không đủ theo quy định.

Trao đổi bên lề đại hội, ông Tuấn cho biết hiện DIC Corp có khoảng 64.000 cổ đông, trong đó nhỏ lẻ giao dịch "lướt sóng" trên sàn rất nhiều, có thời điểm công ty có đến 80.000 cổ đông. Đặc biệt, một cổ đông lớn cá nhân là ông Trần Quý Thanh (nguyên lãnh đạo Tân Hiệp Phát) đã nắm 5% cổ phần vắng mặt, cũng là lý do khiến đại hội không thành công. DIC Corp đã gửi thư mời đến địa chỉ của ông Trần Quý Thanh nhưng không có xác nhận tham dự và cũng không có uỷ quyền.

Nói về lời hứa mua cổ phiếu để thị giá DIG tăng lại (dự nắm chi phối 51% vốn), ông Tuấn cho biết khi cổ phiếu xuống 11.000 đồng/cổ phiếu, ngân hàng đã đồng loạt bán ra đến 20 triệu cổ phiếu. "Thị trường khó khăn, dù vậy trong thời gian tới nếu được tôi vẫn sẽ mua vào cổ phiếu DIG", ông Tuấn nói. Theo chia sẻ của vị Chủ tịch, ông đang nắm tổng khoảng 30% vốn tại DIC Corp.

LDG: Hai lần liên tiếp không đủ cổ đông tham dự

Ngày 22/6, ĐHĐCĐ thường niên lần thứ 2 của Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (HoSE: LDG) bất thành do không đủ số lượng cổ đông.

Theo kết quả kiểm tra tư cách đại biểu, tổng số cổ đông và ủy quyền tham gia là 217 người, đại diện cho hơn 41 triệu cổ phiếu đang lưu hành, chiếm 16,26% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết. Căn cứ theo các quy định, đại hội không đủ điều kiện để tiến hành. Công ty sẽ triệu tập đại hội cổ đông lần 3 trong vòng 20 ngày kể từ 22/6.

Theo kế hoạch, đại hội sẽ thông qua một số vấn đề quan trọng. Trong đó có việc từ nhiệm 3 thành viên HĐQT gồm: ông Louis Nguyễn (shark Louis Nguyễn), ông Lê Văn Vũ và ông Ngô Ngọc Huyên vì lý do cá nhân.

Bên cạnh vấn đề nhân sự, LDG cũng sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch chào bán riêng lẻ 220 triệu cổ phiếu với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu để thu về 2.200 tỷ đồng.

Số tiền này sẽ đầu tư vào dự án khu du lịch biển Bãi Bụt - Sơn Trà (LDG Đà Nẵng) thông qua hợp tác với Công ty Cổ phần Hải Duy. Đồng thời, dùng  số tiền trên để đầu tư dự án khu chung cư Lô C1 - khu đô thị mới Bình Nguyên (LDG Sky); đầu tư mua cổ phần các công ty trong ngành bất động sản phù hợp với chiến lược của LDG; cơ cấu các khoản nợ của công ty bao gồm nợ trái phiếu và nợ vay tại ngân hàng.

ĐHCĐ bàn về nhân sự FLC chỉ có 1/3 cổ đông có mặt

Ngày 10/6, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (FLC) tổ chức họp cổ đông bất thường, để trình thông qua việc miễn nhiệm chức vụ thành viên hội đồng quản trị với ông Trịnh Văn Quyết và bà Hương Trần Kiều Dung. Đồng thời, công ty sẽ bầu 2 người thay thế, trong đó có 1 người là thành viên Hội đồng quản trị độc lập.

Tuy nhiên, đến thời điểm khai mạc, tổng số cổ đông tham dự chỉ chiếm 33,7% vốn điều lệ, không đạt điều kiện trên 50% để có thể tổ chức họp theo Luật Doanh nghiệp.

Theo bà Bùi Hải Huyền, Tổng giám đốc FLC, phiên họp bất thường lần hai dự kiến sẽ được tổ chức ngày 2/7. Danh sách cổ đông tham dự vẫn lấy theo danh sách chốt ngày 9/5 tương tự cuộc họp lần một hôm nay. Đồng thời, ban lãnh đạo FLC đề nghị cổ đông có thể thực hiện ủy quyền lại cho ban lãnh đạo công ty ngay sau khi cuộc họp lần một bất thành.

"Đây chỉ là phương án dự phòng trong trường hợp cổ đông không thể tham dự cuộc họp lần hai", bà Huyền nói và cho biết cổ đông vẫn có thể tham dự hoặc ủy quyền cho người khác.

Báo cáo kết quả kinh doanh quý I năm 2022 của Tập đoàn FLC cho thấy, tập đoàn có số lỗ sau thuế 465 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2021 lãi gần 43 tỷ đồng.

Đến 31/3, nợ phải trả của FLC tăng 8,5%, lên mức 26.100 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn tăng lên 17.700 tỷ đồng, nợ dài hạn cũng tăng lên 8.400 tỉ đồng. Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản của FLC hiện lên gần 74%.

Hiện cổ phiếu FLC cùng với hai cổ phiếu trong hệ sinh thái là ROS và HAI đang bị hạn chế giao dịch, và chỉ được giao dịch phiên chiều kể từ ngày 1/6 đến nay.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

(VNF) - Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu sẽ là chủ đầu tư thực hiện Cụm công nghiệp Thái Tân tại Hải Dương.

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

(VNF) - Theo giới chuyên gia, việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng chỉ giúp hạ nhiệt giá vàng trong ngắn hạn. Trong khi đó, việc này sẽ tác động đến tỷ giá. Ngay cả việc nhập khẩu và đấu thầu tăng cung vàng cũng chỉ là tình thế và sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Thị trường cần giải pháp căn cơ không chỉ cho vàng mà cho sự ổn định chính sách tiền tệ.

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

(VNF) - Ngày 4/5/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

(VNF) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP đang vay nợ dài hạn với số dư nợ lớn dẫn đến nhiều thông tin suy diễn sai bản chất khi cho rằng các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, khả năng trả nợ yếu, nguy cơ phá sản cao….

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.