Hoàn thiện pháp lý chuyển đổi số: Doanh nghiệp Fintech cần có tiếng nói chung

Khánh Nam - 07/05/2023 09:26 (GMT+7)

(VNF) - Tạp chí Đầu tư Tài chính có cuộc trò chuyện với ông Dương Quốc Anh, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xung quanh việc làm thế nào để Việt Nam thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

VNF

- Nhiều ngân hàng hiện nay rất chật vật để số hoá, ông có thể phân tích kỹ hơn về thực trạng này?

Đúng vậy, có 3 thách thức. Thứ nhất là khó khăn về nhân lực, vì để số hóa đòi hỏi phải có một lực lượng cán bộ giỏi về công nghệ thông tin (CNTT) và cũng phải hiểu biết tài chính, ngân hàng.

Thứ hai, chi phí đầu tư và vận hành số hóa rất lớn, thống kê sơ bộ đối với 10 ngân hàng lớn đang số hóa mạnh mẽ cho thấy các ngân hàng này chi khoảng 15.000 tỷ đồng mỗi năm cho hoạt động số hóa, tức trung bình mỗi ngân hàng chi khoảng 1.500 tỷ đồng/năm. Hiện Việt Nam có hơn 30 ngân hàng nên khoảng 20 ngân hàng khó theo kịp chi phí này.

Thứ ba rất quan trọng chính là vấn đề pháp lý. Chính phủ đã có Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025; Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử (eKYC) phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Riêng Ngân hàng Nhà nước cũng có Quyết định 810/2021, phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Thông tư hướng dẫn mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ qua eKYC, ban hành tiêu chuẩn chung về thẻ chip, QR Code, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Bộ Thông tin và Truyền thông đang soạn thảo trình cho Quốc hội sửa Luật Giao dịch điện tử 2005.

Vậy nhưng các quy định cho số hóa trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng vẫn chưa rõ ràng, chưa đồng bộ. Một số quy định về thủ tục, quy trình đang tồn tại nghịch lý là dù số hóa nhưng vẫn yêu cầu giao dịch trực tiếp, bên cạnh đó, chưa có nguồn dữ liệu xác định khách hàng qua kho dữ liệu dân cư. Các quy định về hợp đồng điện tử, chữ ký số, tài sản số chưa bắt kịp với quá trình chuyển đổi số. Các quy định liên quan đến tố tụng, sở hữu trí tuệ chưa rõ ràng. Ngoài ra còn thiếu các quy định về bảo mật thông tin khách hàng, trong bối cảnh vừa qua, các vụ lộ lọt thông tin đã khiến cho nhiều người dân lo lắng.

- Hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng có 3 xu hướng: Các ngân hàng áp dụng công nghệ số để tự cải tiến quy trình; các công ty công nghệ tài chính (Fintech), các công ty công nghệ thông tin lớn (Bigtech) tham gia cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính; và xu hướng xây dựng ngân hàng số hoàn toàn. Vậy Việt Nam nên đi theo hướng nào, thưa ông?

Trước đây, một ngày chỉ có khoảng 50.000 giao dịch thanh toán qua ngân hàng, hiện nay lên đến 8 triệu giao dịch/ngày, với giá trị giao dịch lên đến 40 tỷ USD. Các ngân hàng và trung tâm thanh toán kết nối liên thông, tốc độ giao dịch nhanh, chi phí thấp, nhờ đó gần như miễn phí dịch vụ. Cùng với ngân hàng, Fintech phát triển rất nhanh và hiện đã có những công ty rất lớn. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có ngân hàng số và Ngân hàng Nhà nước chưa có định hướng cấp phép cho ngân hàng số đúng nghĩa.

Câu chuyện tại Việt Nam là thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng như thế nào và làm sao để các ngân hàng, Fintech tận dụng được các thành quả của công nghệ số.

Ở Việt Nam hiện nay có hơn 30 ngân hàng thương mại thì lĩnh vực được số hoá mạnh mẽ nhất là hoạt động thanh toán, trong đó cũng chủ yếu tập trung vào 10 ngân hàng lớn, trong đó 3-4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước, còn lại là một số ngân hàng thương mại cổ phần. Khoảng 20 ngân hàng còn lại đang rất khó khăn trong việc số hoá các hoạt động của mình.

Trong khi đó, thực trạng hiện nay là 72% doanh nghiệp Fintech đang có các hoạt động phối hợp với ngân hàng. Theo tôi, hướng phát triển tốt nhất là khuyến khích hoạt động liên kết, hợp tác giữa Fintech với ngân hàng để triển khai số hoá hoạt động.

Ông Dương Quốc Anh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

- Ông từng nhận định việc hoàn thiện pháp lý để chuyển đổi số nhanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng trong môi trường số hoàn toàn là rất khác biệt với các quy định pháp lý truyền thống. Vậy ông có khuyến nghị gì để đẩy nhanh tốc độ quá trình hoàn thiện pháp lý?

Việc ban hành các quy định pháp lý cho hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) bao giờ cũng đòi hỏi 3 nguyên tắc: (i) Chặt chẽ, rõ ràng về pháp lý, (ii) tạo ra sự bình đẳng giữa các bên tham gia hoạt động, và (iii) tương xứng giữa mức độ rủi ro với các yêu cầu về mặt pháp lý. Nhưng trong điều kiện công nghệ số phát triển nhanh và khó lường như ngày nay thì 3 nguyên tắc này rất khó áp dụng.

Các quốc gia phải yêu cầu các bộ ngành cùng đại diện của ngành công nghệ tài chính, tức là các Fintech, các chuyên gia, phải trao đổi một cách cởi mở với nhau để hiểu đầy đủ các nội dung, nhất là khả năng phát sinh rủi ro cũng như các giải pháp phòng ngừa rủi ro nếu có.

Khi chưa có hành lang pháp lý đầy đủ, chưa xác định rõ được rủi ro, đứng trước yêu cầu cần tạo điều kiện cho hoạt động đổi mới, sáng tạo của các Fintech thì các quốc gia phải ban hành cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với những sản phẩm mới này.

Trong khi đó, ở Việt Nam vừa qua, trong quá trình soạn thảo và thông qua cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho các Fintech tham gia vào việc cung cấp một số các dịch vụ tài chính, ngân hàng, cơ quan chủ trì soạn thảo đã nhận được rất nhiều yêu cầu của các bên có liên quan rằng phải cho biết trước các rủi ro có thể phát sinh và cơ chế kiểm soát. Vấn đề là chúng ta chưa biết rủi ro là gì nên mới cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát.

Vì vậy, tôi đề nghị các doanh nghiệp Fintech cần ngồi lại với nhau để có tiếng nói chung, thay vì để một mình cơ quan chủ trì đi giải trình với các bộ ngành và các bên có liên quan. Tôi rất mong các Fintech thành lập hiệp hội có tiếng nói chung và tham gia quá trình xây dựng các văn bản pháp luật, từ đó giải trình cho các cơ quan quản lý để họ có thể hiểu được. Trong bối cảnh này đừng ngồi im chờ đợi cơ quan quản lý làm cho mình vì sẽ rất lâu.

- Nhiều người bày tỏ lo lắng liên quan tới việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ tài chính. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? Làm sao để người tiêu dùng yên tâm sử dụng dịch vụ tài chính, ngân hàng số?

Muốn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dịch vụ tài chính thì phải có cơ quan quản lý riêng. Ví dụ, liên quan đến ngân hàng thì có cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng. Liên quan đến bảo hiểm, chứng khoán hay các dịch vụ tài chính khác, cũng phải có cơ quan bảo vệ người tiêu dùng. Khi các doanh nghiệp đưa sản phẩm cho người tiêu dùng, họ cũng phải hình dung được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là như thế nào.

Thực tế tại Việt Nam hiện nay, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tài chính có liên quan đến 4 cơ quan là Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, các cơ quan này đều chưa có bộ phận chuyên trách cũng như các quy trình quản lý cụ thể để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Hơn nữa, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trên cũng chưa rõ ràng và thiếu ràng buộc, vì vậy việc xử lý các xung đột lợi ích xảy ra khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính vẫn khá lúng túng.

Do đó, cần thiết xây dựng quy định riêng về bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng trong hoạt động của các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, cần thành lập các cơ quan chuyên trách và thiết lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng như Hội Bảo vệ người tiêu dùng nhằm bảo vệ người tiêu dùng tài chính.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

(VNF) - Ngày 4/5/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

(VNF) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP đang vay nợ dài hạn với số dư nợ lớn dẫn đến nhiều thông tin suy diễn sai bản chất khi cho rằng các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, khả năng trả nợ yếu, nguy cơ phá sản cao….

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

(VNF) - Phố Wall đã lùi dự đoán về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từ tháng 3 đến tháng 6, sau đó đến tháng 9 và giờ đây các nhà đầu tư bắt đầu tự hỏi liệu có đợt cắt giảm nào hay không.

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

(VNF) - Trong tổng số vốn 2,5 tỷ USD , Tập đoàn Dầu khí Việt Nam muốn sử dụng 1,5 tỷ USD xây Nhà máy điện khí LNG và 1 tỷ USD xây dựng Trung tâm kho cảng LNG tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh).