Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Vậy việc “hứa” khắc phục này có giúp bị cáo được giảm án khi HĐXX xem xét lượng hình?
Theo dự kiến hôm nay (20/12), phiên tòa xét xử 14 bị cáo liên quan đến thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG sẽ tiếp tục với phần tranh luận về hành vi phạm tội của từng bị cáo.
Phiên xét xử “vụ án AVG” được truyền thông và các chuyên gia tố tụng đánh giá có diễn biến khá nhanh đối với tính chất của một vụ án kinh tế, tham nhũng phức tạp, có nhiều bị cáo giữ vai trò chủ chốt trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước.
Trong 3 ngày đầu tiên của phiên tòa, HĐXX đã tuyên bố kết thúc phần xét hỏi để chuẩn bị chuyển sang phần tranh luận. Diễn biến tại phiên xét hỏi cho thấy các bị cáo đều thừa nhận về hành vi của mình đối với các tội danh: vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ và nhận hối lộ.
Đối với tội danh đưa và nhận hối lộ, các bị cáo: Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn (cựu Bộ trưởng Bộ TT-TT), Lê Nam Trà và Cao Duy Hải (cựu Chủ tịch và Tổng giám đốc Mobifone) đều nhận tội. Đáng chú ý là việc bị cáo Son thay đổi lời khai “xoành xoạch” liên quan đến số tiền 3 triệu USD bị cáo buộc nhận từ “cựu Chủ tịch AVG” - bị cáo Phạm Nhật Vũ.
Với tội danh nhận hối lộ, tại tòa, bị cáo Nguyễn Bắc Son nhớ chi tiết từng văn bản, ngày ban hành với từng câu chữ, trong khi khoản tiền 3 triệu USD mà bị cáo cuối cùng cũng thừa nhận, lại cho rằng không biết sử dụng như thế nào, cho ai hay chi tiêu những gì - dù rất nhiều lần được HĐXX đặt câu hỏi.
Trong khi đó, theo cáo trạng, trong quá trình điều tra bị cáo Son khai, sau khi nhận 3 triệu USD từ Phạm Nhật Vũ, bị cáo đã đưa cho Nguyễn Thị Thu Huyền (con gái bị cáo Son) tại nhà riêng của bị cáo; mỗi lần đưa từ 300.000 - 400.000 USD. Khi đưa bị cáo Son dặn Huyền không được gửi tiết kiệm, còn việc đầu tư vào đâu là tùy.
Quá trình đấu tranh, bà Nguyễn Thị Thu Huyền không thừa nhận việc nhận 3 triệu USD từ bị cáo Nguyễn Bắc Son. Căn cứ kết quả điều tra, đến nay chưa đủ cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự đối với bà Huyền.
Hành vi của bà Huyền tiếp tục được điều tra làm rõ qua kết quả xét hỏi tại phiên tòa. Thế nhưng trong phần xét hỏi, HĐXX cho biết bà Huyền xin vắng mặt nhưng không nêu rõ bà Huyền đến tòa với tư cách là gì, có bắt buộc hay không, và có tiếp tục triệu tập đến tòa nếu như bà này không có mặt?
Một điểm khác dư luận đặc biệt quan tâm trong vụ án này là bị cáo Nguyễn Bắc Son bị truy tố ở khung cao nhất của tội nhận hối lộ, tức có thể lãnh án tử hình. Tại tòa, sau khi nhận tội, bị cáo Son đã đề nghị HĐXX cho gặp luật sư và gia đình để “hoàn trả trong khả năng nhiều nhất”.
Liên quan đến tình tiết phát sinh trong quá trình tố tụng này, PGS-TS Trần Văn Độ, nguyên Phó chánh án TAND tối cao, cho biết theo thẩm quyền, HĐXX cấp sơ thẩm quyết định các hình phạt trong phạm vi từ 20 năm, chung thân và tử hình. Trong trường hợp bị cáo Nguyễn Bắc Son khắc phục hậu quả, tức nộp lại 3/4 số tiền đã chiếm đoạt thì có thể chịu những hình phạt thấp hơn.
Tuy nhiên, khoản tiền khắc phục hậu quả này chỉ được tính nếu như ông Son và gia đình khắc phục trước và trong khi phiên tòa này diễn ra. “Khắc phục hậu quả là việc làm trên thực tế, tòa phán quyết là phải theo thực tế diễn ra chứ không thể căn cứ theo lời hứa”, nguyên Phó chánh án TAND phân tích.
Liên quan đến khả năng khắc phục khoản tiền 3 triệu USD ông Son nhận hối lộ, trước đó trong cáo trạng của Viện KSND tối cao nêu: “Bị cáo Nguyễn Bắc Son có ý thức khắc phục nhưng gia đình không hợp tác để nộp tiền”. Vì vậy, Viện KSND tối cao đề nghị HĐXX khi xem xét quyết định hình phạt đối với tội danh này cần có sự phân hóa về vai trò, hành vi, số tiền chiếm đoạt và kết quả nộp tiền khắc phục hậu quả...
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.