Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei Technologies Co Ltd (Trung Quốc) ngày 7/3 đã đệ đơn kiện Chính phủ Mỹ lên tòa án liên bang tại Plano, bang Texas (Mỹ), liên quan tới một đạo luật trong đó Washington cấm các cơ quan liên bang Mỹ sử dụng thiết bị của Huawei.
Trong tuyên bố ngày 7/3, Chủ tịch Huawei Quách Bình nhấn mạnh "Quốc hội Mỹ đã liên tục không thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để giải thích cho việc cấm sử dụng các sản phẩm của Huawei", buộc doanh nghiệp này sử dụng hành động pháp lý trên như một "giải pháp thích hợp cuối cùng".
Ngoài ra, Huawei còn cáo buộc chính quyền Mỹ "xâm nhập các máy chủ", "đánh cắp nhiều thư điện tử và mã nguồn" của doanh nghiệp này.
Cụ thể, trong nội dung đơn kiện, Huawei tập trung vào điều khoản 889 trong Đạo luật chi tiêu quốc phòng (NDAA) tài khóa 2019, được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành năm ngoái theo đó cấm các cơ quan liên bang Mỹ ký hợp đồng mua sắm các trang thiết bị viễn thông do Huawei và ZTE - một công ty công nghệ khác cũng của Trung Quốc - sản xuất.
Huawei cho rằng lệnh cấm trên không chỉ trái pháp luật mà còn cản trở họ tham gia cạnh tranh công bằng, dẫn tới gây tổn hại cho chính người tiêu dùng Mỹ.
Tòa án liên bang tại Plano, bang Texas sẽ đưa ra quyết định liệu có thụ lý vụ kiện này hay không. Theo quy định, một tòa án có quyền "vô hiệu hóa" một phần nội dung điều khoản mà không gây ảnh hưởng tới toàn bộ đạo luật.
Bởi vậy, về mặt lý thuyết, Huawei có thể kỳ vọng tòa án trên sẽ bãi bỏ điều khoản 889 trong NDAA, từ đó mở đường để họ tiến hành các cuộc thương thảo với Chính phủ Mỹ.
Trước đó, hồi tháng Tám năm ngoái, Tổng thống Mỹ đã ký phê duyệt NDAA tài khóa 2019, trong đó có điều khoản quy định sự kiểm soát của Quốc hội nước này đối với các hợp đồng mà Chính phủ Mỹ ký với Huawei và ZTE.
Điều khoản này được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện quan ngại về việc hai "ông lớn" công nghệ trên có mối liên hệ với các cơ quan tình báo Trung Quốc.
Bắc Kinh đã bày tỏ sự bất bình trước động thái này của Washington, trong khi Huawei liên tục bác bỏ mọi cáo buộc cho rằng tập đoàn này là mối đe dọa an ninh đối với Mỹ.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục leo thang khi đầu tháng 12/2018 Giám đốc Tài chính (CFO) của Huawei, bà Mạnh Vãn Chu, bị bắt tại Canada theo yêu cầu của Washington. Hiện tòa án Canada đang xem xét yêu cầu dẫn độ bà này sang Mỹ.
Trong bối cảnh Huawei nắm giữ thị phần rất nhỏ trong lĩnh vực viễn thông Mỹ trước khi đạo luật trên được ký ban hành, doanh nghiệp này coi Điều khoản 889 như một rào cản để giải quyết các vấn đề lớn hơn với Washington.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.