Hurun: Trung Quốc và Mỹ vẫn là ‘thiên đường’ của tỷ phú, Nga tụt hạng vì chiến tranh

Quỳnh Anh - 18/03/2022 17:48 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 17/3, Viện nghiên cứu Hurun công bố danh sách Hurun Global Rich List 2022 về xếp hạng tỷ phú toàn cầu, cho thấy số tỷ phú trên toàn cầu tiếp tục tăng cao dù gặp nhiều tác động do đại dịch Covid-19 và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine.

VNF
Các tỷ phú tiêu biểu góp mặt trong danh sách Hurun Global List 2022, lần lượt từ trái sang: Người giàu nhất thế giới Elon Musk, tỷ phú giàu nhất châu Á Mukesh Ambani, tỷ phú Nga Vladimir Potanin và tỷ phú Trung Quốc Chung Thiểm Thiểm.

Thế giới có thêm 153 tỷ phú mới

Theo danh sách do Viện nghiên cứu Hurun công bố, giới siêu giàu toàn cầu chào đón thêm 153 tỷ phú trong năm qua, nâng số lượng doanh nhân có giá trị tài sản ròng hơn 1 tỷ USD trên toàn thế giới lên 3.381 người. 10 người trong số này có khối tài sản hơn 100 tỷ USD, gấp đôi con số của năm ngoái.

Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trong danh sách người giàu toàn cầu với 1.133 tỷ phú, tăng 75 người so với năm ngoái.

Mỹ đứng thứ 2 trong danh sách với 716 tỷ phú, tăng 20 người. Ấn Độ có thêm 38 tỷ phú lên 215 người, xếp thứ 3 trong danh sách. Vị trí thứ 4 của Đức năm nay đã bị thay thế bởi Anh với 150 tỷ phú.

Nga tụt một bậc xuống thứ 8 với 72 tỷ phú, giảm 13 tỷ phú do đồng ruble sụp đổ và các lệnh trừng phạt kể từ cuộc chiến Nga-Ukraine. Ông Vladimir Potanin tiếp tục là tỷ phú giàu nhất ở Moscow với khối tài sản 21 tỷ USD.

Đáng chú ý, số doanh nhân tỷ phú của Trung Quốc nhiều hơn 60% so với Mỹ, con số này cũng vượt quá tổng số của Mỹ, Ấn Độ và Anh.

Các chuyên gia cho biết danh sách của Huran nhấn mạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các ngành công nghiệp khác nhau ở Trung Quốc, bao gồm công nghệ, thị trường tiêu dùng và sản xuất tiên tiến, bất chấp môi trường toàn cầu phức tạp và áp lực đi xuống ngày càng tăng đối với nền kinh tế trong nước.

Trái lại, một số tỷ phú Trung Quốc lại có sự sụt giảm tài sản, với tổng số 160 người rớt khỏi bảng xếp hạng, chiếm khoảng một nửa trong tổng số 337 người bị loại khỏi danh sách. Nền tảng thương mại điện tử, bất động sản, giáo dục là những lĩnh vực chứng kiến sự bốc hơi giá trị lớn nhất.

Top 10 tỷ phú giàu nhất thế giới

Theo danh sách Huran Global Rich List 2022, Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk là người giàu nhất thế giới năm thứ hai liên tiếp với tài sản ước tính khoảng 205 tỷ USD, tăng 4% so với năm ngoái.

Theo sau ông chủ Tesla là người sáng lập Amazon Jeff Bezos và Chủ tịch tập đoàn LVMH là Bernard Arnault, với tổng số tài sản lần lượt là 188 và 153 tỷ USD.

Hậu ly hôn, tỷ phú 66 tuổi Bill Gates chứng kiến khối tài sản tăng 14 tỷ USD, giữ vị trí thứ 4 trong danh sách với tổng tài sản 124 tỷ USD. Vợ cũ của ông là bà Melinda Gates cũng lần đầu tiên lọt vào danh sách của Hurun với khối tài sản 11 tỷ USD.

Dù đã 91 tuổi, tỷ phú Warren Buffett đã quay trở lại top 5 đầy ngoạn mục với khối tài sản 119 tỷ USD. 2 gương mặt mới trong top 10 là tỷ phú Sergey Brin và Larry Page của tập đoàn Alphabet.

Steve Ballmer, 65 tuổi, đã tăng giá trị tài sản ròng của mình thêm 27 tỷ USD để lần đầu tiên gia nhập top 10 nhờ 4% cổ phần của Microsoft. Trong khi đó, tỷ phú Mukesh Ambani của Reliance Industries vẫn giữ vững danh hiệu người giàu nhất ở Ấn Độ và châu Á với khối tài sản 103 tỷ USD.

Top 10 tỷ phú hàng đầu có khối tài sản tăng thêm 235 tỷ USD trong năm qua và hiện trị giá 1.300 tỷ USD, tương đương 9% tổng danh sách. Trong số các doanh nhân này, 7 tỷ phú tới từ Mỹ, 2 tỷ phú tới từ Pháp và chỉ có 1 doanh nhân Ấn Độ.

Trung Quốc dù có nhiều tỷ phú nhất nhưng lại không có nhân vật lọt top 10. Người giàu nhất Trung Quốc hiện tại là Giám đốc điều hành của tập đoàn nước suối Nongfu Spring Chung Thiểm Thiểm với tài sản 72 tỷ USD, xếp thứ 15 trong danh sách.

Giới siêu giàu tập trung tại đâu?

Tính theo quốc gia, chỉ riêng Mỹ và Trung Quốc đã chiếm tới 55% số tỷ phú thế giới, khẳng định vị thế là những “thiên đường” hàng đầu của giới siêu giàu.

Các quốc gia khác thuộc top 10 nước có nhiều tỷ phú tập trung nhất bao gồm Ấn Độ, Anh, Đức, Thuỵ Sĩ, Pháp, Nga, Brazil, Italy.

Tính về số tỷ phú trên thành phố, 3 thành phố đầu bảng là nơi tập trung của giới siêu giàu đều thuộc Trung Quốc, lần lượt là Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến – “thủ phủ” công nghệ của Trung Quốc.

New York và London chiếm các vị trí số 4 và 5, trong khi Moscow đã tụt xuống vị trí thứ 10 với chỉ 58 tỷ phú tập trung tại đây.

Xem thêm >> Trung Quốc: Chứng khoán chao đảo do lo Mỹ trừng phạt, giới tỷ phú mất 52 tỷ USD

Theo Hurun, Global Times
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.