Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Buộc phải huỷ thầu
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, đầu tháng 10/2020, có 2/5 dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông mô hình PPP không có nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu là đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu.
Hai dự án này sau đó được gia hạn đóng thầu đến 12/10/2020. Tuy nhiên, đến ngày mở thầu chỉ có một nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu là đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn, còn đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu không có ai.
Tuy nhiên, đến ngày 5/11, dự án cao tốc quốc lộ 45 - Nghi Sơn theo hình thức PPP chính thức bị Bộ GTVT huỷ thầu vì không có nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Lý do là qua đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật của nhà đầu tư Liên danh Licogi16 - FECON – 486 không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Được biết, Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn (Thanh Hóa) được đầu tư theo hình thức PPP là 1 trong 5 dự án thành phần thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Dự án có chiều dài 43km qua địa phận tỉnh Thanh Hóa có tổng mức đầu tư 5.176 tỉ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT là 3.357 tỉ đồng, vốn của Nhà nước tham gia là 1.819 tỉ đồng, thời gian hoàn vốn trong 17 năm 7 tháng.
Rủi ro hình thức đầu tư PPP cao tốc?
Cũng theo tìm hiểu của VietnamFinance, tại 11 dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông, hiện có 6 dự án đã được chuyển sang hình thức đầu tư công và đang có tiến độ khá tốt.
Tuy nhiên, đối với 5 dự án đầu tư theo hình thức PPP thì 3 dự án đã có nhà thầu gồm: Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm và Cam Lâm - Vĩnh Hảo. Cụ thể, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt có 2 nhà đầu tư, đoạn Nha Trang - Cam Lâm có 2 nhà đầu tư, đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo có 3 nhà đầu tư.
2 dự án hiện không có nhà thầu là quốc lộ 45 - Nghi Sơn và đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu. Vậy tại sao các nhà đầu tư tài chính, các nhà thầu lớn lại không mặn mà với cao tốc Bắc – Nam theo hình thức PPP?
Chia sẻ về vấn đề này, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết: “Trên thực tế, nếu tham gia dự án cao tốc Bắc - Nam theo hình thức PPP, nhà thầu chỉ phải bỏ khoảng 20% vốn đối ứng, phần còn lại là 30-40% vay vốn ngân hàng. Trong khi, nhà nước đã bỏ ra tới 40-50% vốn mồi tại các dự án trọng điểm này. Hơn thế nữa, hiện cơ bản mặt bằng các dự án đã hoàn thành tới 90-98% (tuỳ từng dự án). Dù thuận lợi là vậy nhưng không hiểu sao vẫn vắng bóng nhà đầu tư”.
Trao đổi với VietnamFinance, đại diện phía ngân hàng cho biết: Đúng là việc hút vốn cho cao tốc Bắc – Nam phía Đông có nhiều lợi thế và ưu đãi. Tuy nhiên, do tình trạng cho vay BOT trước đây đã để lại nhiều hệ luỵ.
“Nhiều dự án trước đây đã thành nợ xấu khiến hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng thương mại nhà nước đã chạm ngưỡng, tổng dư nợ và cam kết tín dụng đối với các dự án BOT, BT đã chạm tới giới hạn cấp tín dụng đối với lĩnh vực này. Vì thế, phía ngân hàng khó có thể mạo hiểm tiếp tục cho vay vì số tiền bỏ ra đầu tư lớn, thời gian thu hồi kéo dài”, phía ngân hàng cho biết.
Để tháo gỡ những khó khăn này, trung tuần tháng 8/2020, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành liên quan tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn huy động tín dụng cho các dự án PPP cao tốc Bắc - Nam.
Tuy nhiên, phía Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ quan điểm, ““việc cung cấp tín dụng phải thực hiện theo cơ chế thương mại hiện hành”, các ngân hàng tự xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở thẩm định hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng cân đối nguồn vốn tín dụng của tổ chức tín dụng”.
Nói như cách trả lời từ Ngân hàng nhà nước, thì sau khi có kết quả lựa chọn nhà đầu tư, các ngân hàng thương mại mới thẩm định, đánh giá khả năng trả nợ của các nhà đầu tư, rồi mới quyết định việc cung cấp tín dụng cho các dự án.
“Ngay cả trong trường hợp nhà đầu tư đã được lựa chọn và ký kết hợp đồng, cũng chưa thể khẳng định sẽ huy động được vốn tín dụng để triển khai dự án. Điều này khiến các dự án PPP cao tốc Bắc – Nam trở nên rủi ro hơn bao giờ hết”, phía Bộ GTVT quan ngại.
Chuyển 2 cao tốc không có nhà đầu tư sang đầu tư công là đúng luật
Thừa nhận khó hút vốn xã hội hoá cao tốc Bắc – Nam, mới đây, trong báo cáo gửi Quốc hội về thực hiện dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, Chính phủ đã nêu rõ khó khăn trong việc huy động vốn vay ngân hàng của các nhà đầu tư thực hiện các dự án theo hình thức PPP.
Đáng chú ý, Chính phủ nêu rõ: “Đối với dự án thành phần PPP nếu đấu thầu không lựa chọn được nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư được lựa chọn nhưng không huy động được nguồn vốn tín dụng để triển khai, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc chuyển đổi phương thức đầu tư”.
Trao đổi với VietnamFinance về vấn đề này, lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định: “Trong bối cảnh dự án không có nhà thầu tham gia, 2 dự án trọng điểm cao tốc Bắc – Nam chuyển đổi sang hình thức đầu tư công là hoàn toàn đúng luật. Điều này đã được quy định rõ trong Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020”.
Còn theo các chuyên gia giao thông, trong bối cảnh không có nhà thầu tham gia dự án trọng điểm cao tốc Bắc - Nam, việc điều chuyển sang đầu tư công là bắt buộc và cần thiết để đảm bảo tiến độ các dự án. Đồng thời, nếu được chuyển sang đầu tư công thì cũng khơi thông nguồn vốn 700.000 tỷ đồng mà Chính phủ phải giải ngân trong năm nay.
Như vậy, nếu kịch bản 2 đoạn cao tốc Bắc - Nam không có nhà đầu tư PPP được chuyển sang đầu tư công, thì sẽ có 8/11 đoạn được đầu tư công. Khi hoàn thành các tuyến cao tốc này sẽ nối thông từ Hà Nội tới Nghệ An và từ TP. HCM tới Bình Thuận. Đây là 2 cực kinh tế quan trọng trong sự phát triển kinh tế khu vực phía Bắc và phía Nam nói riêng và thúc đẩy kinh tế nói chung của đất nước.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.