Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ban quản lý dự án Thăng Long vừa trình Bộ Giao thông Vận tải báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng đường bộ cao tốc đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng trên tuyến Bắc - Nam phía đông.
Dự án có điểm đầu tại vị trí nút giao với đường Hàm Nghi, TP. Hà Tĩnh (lý trình Km514+300 cao tốc Bắc – Nam phía đông); điểm cuối tại nút giao với Quốc lộ 12C, thị trấn Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (lý trình Km568+182 cao tốc Bắc – Nam phía đông) với tổng chiều dài 53,88km, đi qua các huyện: Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh).
Ngoài tuyến chính, dự án còn xây dựng đoạn đường nối Quốc lộ 1 với đường cao tốc tại nút giao Hưng Trung với chiều dài 5,5km.
Theo đề xuất của đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án sẽ phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 xây dựng quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17m, vận tốc khai thác 80km/h; trong giai đoạn hoàn chỉnh sẽ mở rộng thành 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25m.
Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 là 10.014 tỷ đồng, nếu tính cả chi phí lãi vay là 10.599 tỷ đồng; tổng chi phí đầu tư giai đoạn 2 là 6.676 tỷ đồng.
Dự án dự kiến đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, trong đó phần vốn nhà nước tham gia dự kiến khoảng 41,76% tổng mức đầu tư; phần còn lại sẽ do nhà đầu tư huy động vốn chủ sở hữu và vốn vay thương mại. Dự án dự kiến sẽ hoàn vốn trong vòng 15 năm. Dự án sẽ chuẩn bị đầu tư từ năm 2020 – 2021 và thực hiện đầu tư từ năm 2022 – 2025.
Theo quy hoạch hệ thống giao thông quốc gia và dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam trên địa bàn Hà Tĩnh, đường bộ cao tốc phía đông có tổng chiều dài 108 km, phía tây (cao tốc Hồ Chí Minh) có chiều dài 32 km; đường sắt tốc độ cao 102,88km, đường sắt quốc gia 75,23km; hệ thống cảng biển: Sơn Dương, Vũng Áng, Xuân Hải và Cửa Sót.
Theo báo cáo tiền khả thi dự án đường bộ cao tốc đoạn Bãi Vọt – Hàm Nghi có chiều dài 34km, đoạn Hàm Nghi – Vũng Áng 54km. Tổng mức đầu tư dự án hơn 15.200 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây dựng gần 9.000 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 2.100 tỷ đồng, còn lại là chi phí thiết bị, tư vấn, quản lý và các chi phí khác.
Trong báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải có nêu rõ: 5 dự án cao tốc phía bắc gồm Cao Bồ - Mai Sơn – QL 45 – Nghi Sơn – Diễn Châu – Bãi Vọt dài 221km kết nối với 2 tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ và Cầu Giẽ - Ninh Bình sẽ rút ngắn thời gian đi từ Hà Nội đến Hà Tĩnh còn khoảng 4h30 phút (thay vì 7-8 tiếng), từ Hà Nội đi Vinh (Nghệ An) chỉ mất chưa đến 4h thay vì phải chạy 6 tiếng như hiện nay.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.