IMF: Nhân dân tệ sẽ "góp mặt" vào giỏ tiền tệ quốc tế

Mai Hồ - 14/11/2015 11:45 (GMT+7)

(VNF) - Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra thông báo vào ngày 13/11 rằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ tham gia vào giỏ tiền tệ, tạo thành các tài sản dự trữ quốc tế hay Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của thể chế tài chính này.

Nếu được chấp thuận, như mong đợi, tại một cuộc họp hội đồng quản trị vào ngày 30 tháng 11 tới đây, nó sẽ đánh dấu sự thay đổi đáng kể đầu tiên của giỏ dự trữ ngoại tệ (SDR) của IMF kể từ khi đồng euro "góp mặt" vào năm 1999.

Đây cũng sẽ được xem là một thành công lớn của Trung Quốc trong nỗ lực đưa đồng nhân dân tệ cùng với đồng đô la Mỹ, euro, yên và bảng Anh tham gia vào SDR. Không giống như tiền tệ được phát hành bởi các ngân hàng trung ương, tài sản dự trữ này được phát hành bởi IMF đến 188 nước thành viên, để đổi lấy đồng nội tệ của họ và những đồng tiền có thể chuyển đổi khác. SDR có thể được tính là một phần dự trữ ngoại hối của các nước thành viên.

Việc đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền thứ năm trong giỏ tiền tệ sẽ là một "bước ngoặt trong lịch sử tài chính quốc tế và xác nhận những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc khôi phục nền kinh tế Trung Quốc và rất có thể sẽ thúc đẩy chính phủ thực hiện những kế hoạch cải cách lớn hơn", Eswar Prasad, cựu quan chức cấp cao tại Trung Quốc của IMF nói. 

Giám đốc IMF, Christine Lagarde tán thành việc di chuyển đồng nhân dân tệ vào SDR sau xác nhận rằng đồng nhân dân tệ đã đáp ứng cả hai tiêu chuẩn của đồng tiền dự trữ quốc tế là được "giao dịch rộng rãi" trong các giao dịch quốc tế và "sử dụng rộng rãi" trong các thị trường ngoại hối lớn.

"Tiền tệ của Trung Quốc hiện đang ở ngưỡng cửa trở thành một đồng tiền dự trữ toàn cầu có ý nghĩa cả về nguyên tắc và trong thực tế. Quyết định quan trọng của IMF sẽ gây chấn động trong thị trường tiền tệ trên toàn thế giới và có thể có ảnh hưởng đáng kể đến dòng vốn toàn cầu", ông Prasad nói.

"Trong tương lai, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường các cải cách kinh tế và thúc đẩy mở cửa tài chính", Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cho biết.
Sự góp mặt của nhân dân tệ vào SDR sẽ "giúp cải thiện hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay, trong đó sẽ có lợi cho cả Trung Quốc và các nước trên thế giới", PBOC cho biết. "Chúng tôi hy vọng việc đưa nhân dân tệ vào  rổ SDR sẽ cộng đồng quốc tế hỗ trợ."

Theo Financial Times, các nhân viên IMF đã gửi đi một văn bản chi biết báo cáo cho hội đồng quản trị IMF vào hôm thứ Sáu, và dự kiến ​​sẽ phê duyệt đề nghị vào ngày 30/11.

Ngân hàng Standard Chartered Plc và quỹ quản lý đầu tư AXA Investment Managers đã dự đoán 1 nghìn tỷ USD dự trữ sẽ chuyển đổi sang đồng nhân dân tệ nếu nhân dân tệ tham gia giỏ dự trữ của IMF.

Trái phiếu của các công ty nước ngoài được niêm yết bằng đồng nhân dân tệ trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, được biết đến với tên gọi Panda bonds, có thể vượt qua mức 50 tỷ USD trong 5 năm tới, theo số liệu từ International Finance Corp của Ngân hàng Thế giới.

"Một khi nhân dân tệ trở thành một phần của SDR, các ngân hàng trung ương cũng như các nhà quản lý quỹ đầu tư quốc tế sẽ lập tức muốn chuyển đổi một phần tài sản của mình sang nhân dân tệ. Đây sẽ là một yếu tố quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc, đặc biệt là trên thị trường tiền tệ", Hua Jingdong, phó chủ tịch Công ty tài chính quốc tế IFC cho biết.

SDR là một dạng tiền dự trữ quốc tế, được IMF tạo ra vào năm 1969 nhằm kích thích thanh khoản toàn cầu khi Hệ thống Bretton Woods bị xóa bỏ. SDR đóng vai trò như một yếu tố bổ sung cho những dạng dữ trữ (vàng, USD) sẵn có ở các quốc gia.

Về mặt kỹ thuật, SDR không phải là một loại tiền tệ. Các quốc gia thành viên của IMF có quyền chuyển đổi SDR thành bất kỳ loại tiền tệ nào trong rổ để đáp ứng nhu cầu thanh toán khi cần thiết.

Nhu cầu sử dụng nhân dân tệ trên toàn cầu đã tăng mạnh kể từ lần gần đây nhất IMF tiến hành xem xét lại rổ tiền tệ của mình vào năm 2010. Đồng nhân dân tệ đã trở thành đồng tiền được sử dụng nhiều thứ tư trong hoạt động thanh toán toàn cầu, với mức tăng 2,79% trong tháng 8/2015, vượt qua đồng yên, theo số liệu của SWIFT.

IMF sử dụng một số tiêu chuẩn để đánh giá một đồng tiền là "được tự do sử dụng", yếu tố quyết định tới vị trí của đồng tiền trong rổ SDR. Một báo cáo của IMF trong tháng 8 cho thấy, đồng nhân dân tệ đã theo kịp các đồng tiền chủ chốt khác trong các tiêu chí chính. Tuy nhiên, báo cáo trên nhấn mạnh rằng hội đồng lãnh đạo cấp cao gồm 24 thành viên sẽ là những người đưa ra quyết định cuối cùng trong việc lựa chọn đồng tiền để đưa vào rổ SDR.

Rất nhiều các nền kinh tế lớn, bao gồm Mỹ, Đức và Anh cho biết, họ sẵn sàng ủng hộ việc đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền SDR, nếu nó đáp ứng được các tiêu chí của IMF. 

 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.