Khống chế sở hữu 10%: Chỉ là trên hồ sơ, khó chặn ông chủ giấu mặt chi phối ngân hàng

Minh Dũng - 19/01/2024 11:55 (GMT+7)

(VNF) - Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã được bổ sung nhiều quy định ngăn sở hữu chéo, chống thao túng, lũng đoạn ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn hết sức băn khoăn.

VNF

Nhiều quy định chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Sở hữu chéo - chi phối - thao túng tổ chức tín dụng (TCTD) là vấn đề nhức nhối hiện nay. Sau sự cố rúng động tại hệ thống Ngân hàng SCB, vấn đề sở hữu chéo và thao túng ngân hàng lại trở nên cấp thiết. Quy định thế nào để ngăn chặn tình trạng này là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua đã bổ sung nhiều quy định nhằm ngăn chặn tình trạng này.

Trước câu hỏi Luật thông qua sẽ giúp ngăn chặn tiêu cực như SCB thế nào, bà Phạm Thị Hồng Yến, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho hay: "Luật đã đưa ra các giải pháp, van khóa để đảm bảo những điểm hạn chế, tồn tại trong thời gian qua được giải quyết".

Cụ thể, Luật bổ sung quy định về tổ chức quản trị điều hành, quản trị rủi ro để ngân hàng tiếp cận tốt với quản trị doanh nghiệp; các quy định về kiểm tra, kiểm soát nội bộ tổ chức tín dụng, nhất là quyền hạn của người quản lý, người điều hành, tổng giám đốc, tăng số lượng ban kiểm soát tại ngân hàng thương mại nhất là kiểm soát, kiểm toán nội bộ; sửa đổi, bổ sung quy định về các trường hợp không cùng đảm nhiệm, chức vụ theo hướng người quản lý, điều hành của TCTD không được đồng thời là người quản lý, điều hành tại doanh nghiệp khác, trừ một số trường hợp đặc thù.

Đồng thời, Luật bổ sung nguyên tắc đối với các vấn đề quan trọng, thành viên hội đồng quản trị không được ủy quyền cho người khác tham dự cuộc họp hội đồng quản trị để quyết định các nội dung này, tránh trường hợp lợi dụng việc ủy quyền để vô hiệu hóa hoạt động của Hội đồng quản trị; bổ sung trường hợp TCTD, công ty con của TCTD không được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, TCTD khác là người có liên quan của cổ đông lớn, thành viên góp vốn của TCTD đó.

Bên cạnh đó, để hạn chế sở hữu chéo, thao túng tổ chức tín dụng, Luật cũng điều chỉnh quy định về giảm tỷ lệ sở hữu với tổ chức, cá nhân và người liên quan (trừ quỹ tín dụng nhân dân); giảm giới han tín dụng để cho phép các tổ chức tín dụng nâng cao năng lực theo lộ trình. Quy định công khai thông tin với cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên cũng được bổ sung, giúp tăng tối đa tính minh bạch thông tin liên quan tới sở hữu tổ chức tín dụng.

Thêm nữa, các quy định về tài chính, báo cáo tài chính (vốn, doanh thu, chi phí, lãi phải thu), dự phòng rủi ro… cũng được bổ sung nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh, tổ chức tín dụng phát triển bền vững, phù hợp chuẩn mực quốc tế về tài chính, kế toán.

Với các biện pháp can thiệp sớm, cho vay đặc biệt, bà Yến thông tin, quy định tại Luật được xây dựng trên cơ sở tính tự chịu trách nhiệm của các tổ chức, như tổ chức tín dụng phải xây dựng phương án khắc phục trong trường hợp ở diện bị can thiệp sớm… để rủi ro mỗi ngân hàng không ảnh hưởng tới an toàn hệ thống.



Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều

Tuy nhiên, trước khi Quốc hội thông qua Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi), có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề chống sở hữu chéo, thao túng ngân hàng.

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng siết tỷ lệ sở hữu khó ngăn chặn sở hữu chéo. Cốt lõi trong hạn chế sở hữu chéo là phải giám sát và theo dõi đối với chủ ngân hàng và các cổ đông, để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng cấp tín dụng, rút ruột ngân hàng như thực tế vừa diễn ra.

Đại biểu Đoàn Thị Lê An (Cao Bằng) cho rằng, việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu với tổ chức và tổ chức và người liên quan (từ 15% xuống 10% và từ 20% xuống 15%) không có nhiều ý nghĩa để hạn chế sở hữu chéo. Điều này chỉ kiểm soát được về mặt hồ sơ, không kiểm soát được thực tế.

“Việc khống chế tỷ lệ không quan trọng bằng việc giám sát thực thi quy định, chưa nói đến việc có thể tạo ra rào cản ngăn cản dòng vốn ngoại chảy vào hệ thống ngân hàng. Những trường hợp sai phạm vừa qua cho thấy, tỷ lệ sở hữu thực sự của những chủ thể này cao hơn rất nhiều so với quy định thông qua các công ty con, công ty liên kết hoặc các cá nhân đứng tên đó”, đại biểu An khẳng định.

Còn đại biểu Võ Mạnh Sơn (Thanh Hóa) cho rằng, tỷ lệ sở hữu của cá nhân, tổ chức hiện nay (5% và 15%) là thấp so với nhiều nước và con số này không phải là nguyên nhân gây mất an toàn hệ thống. Do đó, giảm tỷ lệ này chưa phải là giải pháp phù hợp.

Theo phân tích của các đại biểu, các cổ đông lớn không chỉ đầu tư tiền bạc mà còn mang công nghệ, quản trị hỗ trợ hoạt động ngân hàng, tỷ lệ sở hữu quá thấp sẽ khiến các cổ đông không gắn bó với kinh doanh ngân hàng.

Kể cả khi áp dụng những quy định dự thảo Luật Các TCTD sửa đổi, vẫn khó có thể xử lý triệt để vấn đề này khi có rất nhiều chiêu trò, biến tướng. Đơn cử, các ông/bà chủ ngân hàng thể sẽ lách quy định về tỷ lệ sở hữu bằng cách tạo ra các doanh nghiệp sân sau và dùng tài sản góp vốn để đi vay có đảm bảo trên thị trường tài chính.

Các chuyên gia cho biết tình trạng sở hữu chéo ngân hàng ở Việt Nam gần đây đã có những thay đổi theo hướng phức tạp hơn, tức không chỉ cho vay với hệ thống các doanh nghiệp thân hữu hay những doanh nghiệp sân sau của giới chủ ngân hàng, mà còn cho vay với người liên quan bên trong ngân hàng.

Bản chất của sở hữu chéo ngân hàng tại Việt Nam dường như khác với khái niệm sở hữu chéo trên thế giới. Đó là giới chủ đứng sau chi phối và nắm quyền kiểm soát, cho vay thân hữu trong một hệ sinh thái.

Trên nghị trường Quốc hội, từng có đại biểu đã phát biểu “các ông/bà chủ đứng sau ngân hàng chi phối ai cũng biết nhưng không thể điểm mặt, vì không có chứng cứ”.

Theo TS. Hồ Quốc Tuấn - giảng viên Đại học Bristol (Anh) - trung gian để đẩy dòng vốn cho vay đó vào những công ty liên quan đến giới chủ đích thực của ngân hàng, với minh chứng rõ nhất là hoạt động phát hành trái phiếu thời gian qua.

Còn TS Lê Đạt Chí, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, cho rằng sở hữu chéo không phải mới. Nhưng hiện vấn đề đáng lo ngại trên thị trường tài chính khi các công ty con liên quan đến các thành viên hội đồng quản trị đi vay tại ngân hàng.

“Các doanh nghiệp ‘sân sau’ rất khó để điều tra và kiểm soát nên điều khoản trong Luật Các Tổ chức tín dụng sửa đổi về việc giới hạn cho vay các công ty liên kết của ‘ông chủ’ ngân hàng cũng không có nhiều tác dụng”, ông Chí nhìn nhận.

Tương tự, TS Hồ Quốc Tuấn đánh giá, rất khó để xử lý hoàn toàn vấn đề sở hữu chéo tại ngân hàng. Ngay cả việc đưa thành viên độc lập vào HĐQT các ngân hàng, nếu không có đủ chuyên môn cũng sẽ dễ dàng bị qua mặt.

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định, để ngăn chặn sở hữu chéo, một biện pháp là không đủ, mà cần nhiều giải pháp đồng bộ. Như trường hợp SCB, bà Trương Mỹ Lan chỉ sở hữu gần 5% trên giấy tờ, song mượn danh người này, người kia sở hữu thực tế trên 90%. Do đó, quy định trong luật không đủ, mà quan trọng là công tác thực thi pháp luật, tăng cường giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, để bảo đảm hiệu quả trong thực thi quy định pháp luật, bên cạnh những quy định cụ thể tại luật, Chính phủ cần chỉ đạo tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, trong đó có sự tăng cường trao đổi, phối hợp quản lý giữa các bộ, ngành, nhằm kịp thời phát hiện những hành vi cố tình “lách” các quy định về sở hữu cổ phần, về người có liên quan, hoặc xác định các quan hệ giữa cổ đông lớn của tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp “sân sau”.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bãi đỗ xe thông minh trung tâm Đà Nẵng ế khách vì giá quá cao

Bãi đỗ xe thông minh trung tâm Đà Nẵng ế khách vì giá quá cao

(VNF) - Được xây dựng giữa trung tâm TP. Đà Nẵng nhưng bãi đỗ xe thông minh số 166 Hải Phòng với 173 vị trí đỗ xe chỉ lác đác được mấy xe vào gửi. Nguyên nhân chính khiến bãi đỗ xe này ế khách là do giá quá cao.

Chặn 'sóng' giá vàng: Không cần nhập khẩu, không cần phá độc quyền

Chặn 'sóng' giá vàng: Không cần nhập khẩu, không cần phá độc quyền

(VNF) - Theo TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng VEPR, lại lịch sử để thấy rằng không cần nhập khẩu, không cần phá độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC, chênh lệch giá vàng vẫn có những giai đoạn dài được kiểm soát, giá vàng trong nước và thế giới đồng pha gần như tuyệt đối.

Bắc Giang mở thêm cụm công nghiệp rộng 75ha

Bắc Giang mở thêm cụm công nghiệp rộng 75ha

(VNF) - Cụm công nghiệp Danh Thắng - Đoan Bái vừa được Bắc Giang phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 với diện tích 75ha tại huyện Hiệp Hoà.

Nắm bắt xu hướng lớn để phát triển kinh tế số

Nắm bắt xu hướng lớn để phát triển kinh tế số

(VNF) - Kinh tế số đã chứng minh khả năng phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Với sự phát triển của các công nghệ mới như AI, 5G và Internet vạn vật (IoT), kinh tế số sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới và khẳng định vị thế là động lực chính cho sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia.

Bộ Công An, Thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Nhà nước thanh tra kinh doanh vàng

Bộ Công An, Thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Nhà nước thanh tra kinh doanh vàng

(VNF) - Ngân hàng nhà nước (NHNN) vừa ban hành quyết định về việc thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng.

Giá nhà chạm đáy 9 năm, Trung Quốc công bố thêm biện pháp 'giải cứu'

Giá nhà chạm đáy 9 năm, Trung Quốc công bố thêm biện pháp 'giải cứu'

(VNF) - Ngày 17/5, Trung Quốc đã công bố một số biện pháp sâu rộng nhất để ổn định lĩnh vực bất động sản (BĐS) đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, cho phép chính quyền địa phương mua một số căn hộ, nới lỏng các quy tắc thế chấp và cam kết nỗ lực hơn nữa để cung cấp những ngôi nhà chưa hoàn thiện.

Bẫy 'Deepfake: Cú lừa siêu hạng 25 triệu USD bằng công nghệ AI

Bẫy 'Deepfake: Cú lừa siêu hạng 25 triệu USD bằng công nghệ AI

(VNF) - Công ty thiết kế và kỹ thuật đa quốc gia Arup của Anh xác nhận rằng mới đây xác nhận công ty đã vướng vào một vụ lừa đảo deepfake nhắm vào một trong những nhân viên của họ ở Hong Kong và khiến người này mất 25 triệu USD.

Cận cảnh biệt thự 'khủng' trong Khu đô thị Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường

Cận cảnh biệt thự 'khủng' trong Khu đô thị Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường

(VNF) - Căn biệt thự này có diện tích gần 5.000m2, tọa lạc tại lô đất K10 thuộc khu đô thị mới Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường.

Vietcombank cảnh báo đối tượng mạo danh ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Vietcombank cảnh báo đối tượng mạo danh ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

(VNF) - Vietcombank cho biết thời gian gần đây, ngân hàng nhận được những thông tin phản ánh về việc một số đối tượng mạo danh Vietcombank thực hiện các hành vi có dấu hiệu lừa đào, chiếm đoạt tài sản.

‘Giọt nước nghĩa tình’ vượt hàng trăm km, mát lòng người dân giữa hạn mặn

‘Giọt nước nghĩa tình’ vượt hàng trăm km, mát lòng người dân giữa hạn mặn

(VNF) - Vượt những cung đường xa, 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 cùng 620 khối nước ngọt đã được trao đến tay người dân tại Bến Tre, Tiền Giang. Những giọt nước mát lành mang bao nghĩa tình làm ấm lòng người dân giữa lúc hạn mặn.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.