'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Ông giải thích thế nào về việc cá nhân đã quyết toán thuế, tức là đã đóng đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nhưng sau một thời gian vẫn bị cơ quan thuế truy thu?
Theo quy định, cá nhân có thu nhập thường xuyên tại một nơi có thể ủy quyền cơ quan chi trả quyết toán thuế thay. Trường hợp, cá nhân vừa có thu nhập thường xuyên, vừa có thu nhập vãng lai cũng không phải tự quyết toán phần thu nhập vãng lai nếu không có nhu cầu trong trường hợp phần thu nhập vãng lai dưới 10 triệu đồng/tháng (tổng cộng dưới 120 triệu đồng/năm) và cơ quan chi trả thu nhập đã khấu trừ 10% trước khi chi trả thu nhập để nộp thay vào ngân sách nhà nước.
Cá nhân có thu nhập thường xuyên, đã ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập quyết toán thuế nhưng có thu nhập vãng lai trên 10 triệu đồng/tháng (tổng cộng trên 120 triệu đồng/năm), đã được đơn vị chi trả thu nhập khấu trừ 10% mỗi lần chi trả hoặc không khấu trừ, khấu trừ không đủ số thuế mà cá nhân phải nộp, thì sau một thời gian, cơ quan thuế sẽ mời cá nhân lên làm việc, đề nghị giải trình, bổ sung thông tin liên quan đến thu nhập, số thuế đã nộp.
Từ đó, cơ quan thuế tính ra số thuế còn phải nộp, gồm cả tiền chậm nộp, chứ không phải cá nhân đóng thuế 2 lần đối với một khoản thu nhập.
- Cuối cùng, chỉ có cá nhân là người chịu thiệt vì phải trả tiền chậm nộp (0,03%/ngày), vì không thể biết được khoản thu nhập vãng lai đã được khấu trừ thuế đủ hay chưa do tiền cá nhân nhận được chuyển qua ngân hàng?
Muốn biết tiền thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế chưa, khấu trừ đủ chưa, khi tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng, thì cá nhân đến cơ quan chi trả thu nhập lấy chứng từ khấu trừ thuế.
Nếu không đến được thì điện cho nhân viên kế toán cơ quan chi trả thu nhập chụp lại chứng từ khấu trừ thuế rồi gửi qua Messenger, Zalo, Viber… để cá nhân lưu giữ.
Đến kỳ quyết toán thuế, căn cứ vào thu nhập thường xuyên; tổng số tiền thu nhập vãng lai, tổng số thuế đã khấu trừ, cá nhân quyết toán thuế TNCN trực tuyến trên website của ngành thuế (http://thuedientu.gdt.gov.vn), chứ không cần phải đến cơ quan thuế để quyết toán.
Nếu số thuế đã nộp còn thiếu thì nộp bổ sung, nếu nộp thừa hoặc thuộc diện được miễn giảm thì làm hồ sơ hoàn thuế.
- Làm thế nào để cá nhân tránh không bị nộp oan tiền chậm nộp thuế, thưa ông?
Trước hết, cá nhân phải nộp tiền chậm nộp là do chủ quan vì cho rằng, phần thu nhập thường xuyên đã ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập quyết toán, trong khi phần thu nhập vãng lai đã được cơ quan chi trả khấu trừ đủ 10%.
Nguyên nhân nữa, khi quyết toán thuế (hạn cuối cùng là ngày 31/3 năm sau), doanh nghiệp không thống kê toàn bộ chi phí trong năm, nhiều khoản chi trả cho cá nhân không được thống kê đầy đủ, bởi vì với doanh nghiệp, khoản chi đó quá nhỏ so với các khoản chi khác.
Sau một thời gian, sau khi quyết toán thuế, doanh nghiệp mới rà soát lại toàn bộ các khoản chi trong năm cũ, trong đó có chi trả cho cá nhân vãng lai và gửi quyết toán thuế bổ sung đến cơ quan thuế.
Căn cứ vào dữ liệu doanh nghiệp gửi đến, cơ quan thuế tính lại số thuế của cá nhân đã được chi trả thu nhập vãng lai xem có phải nộp thêm thuế hay không. Trong trường hợp phải nộp thêm, thì ngoài số tiền truy thu thuế, cá nhân còn phải nộp tiền chậm nộp.
Để xử lý vấn đề này, trước hết, nếu thuộc đối tượng quyết toán thuế, thì cá nhân phải tự quyết toán. Thứ hai, cần triển khai đồng bộ hóa đơn điện tử, kết nối giữa cơ quan thuế với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp để mọi khoản chi của doanh nghiệp đều được cơ quan thuế ghi nhận kịp thời.
- Là người có thu nhập vãng lai từ giảng dạy, viết bài, viết tham luận,... chắc ông cũng thấy rất phiền mỗi khi nhận tiền qua ngân hàng lại phải đề nghị cơ quan chi trả thu nhập gửi chứng từ khấu trừ thuế, vì nếu không có chứng từ sẽ không quyết toán được?
Dù cá nhân không yêu cầu, thì cơ quan chi trả thu nhập vẫn lập chứng từ chi trả, chứng từ khấu trừ thuế TNCN và cố gắng trả ngay chứng từ cho cá nhân để đỡ mất công lưu giữ, bảo quản.
Thu nhập của cá nhân là chi phí của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không lập chứng từ chi trả, chứng từ khấu trừ thuế, thì khoản này không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, nên doanh nghiệp không dại gì mà không lập chứng từ chi trả, chứng từ thuế khi chi trả cho cá nhân.
Nếu mỗi lần nhận thu nhập vãng lai, cá nhân không có điều kiện lấy chứng từ khấu trừ thuế, thì đến khi quyết toán thuế, hãy điện cho nhân viên kế toán chụp lại chứng từ nộp thuế, chứng từ khấu trừ thuế và gửi qua Messenger, Zalo, Viber…
Nếu chứng từ không còn hoặc nhân viên kế toán ngại đi tìm thì có thể lấy danh sách tất cả cá nhân mà cơ quan chi trả thu nhập đã chi trả trong năm, chụp lại và gửi cho cá nhân vì danh sách này thể hiện rõ cá nhân đã nhận tổng cộng bao nhiêu tiền, bao nhiêu lần, đã khấu trừ bao nhiêu tiền. Sử dụng loại chứng từ này để quyết toán thuế, tôi nghĩ, không phiền hà gì.
Tôi xin nhắc lại, cơ quan thuế không đòi hỏi cá nhân thuộc đối tượng phải nộp thêm khi quyết toán phải trình các loại chứng từ khấu trừ thuế, kể cả bản mềm được lưu giữ trên smatphone, tablet, máy tính vì toàn bộ thu nhập, tiền thuế TNCN phải nộp, đã nộp đã được cơ quan thuế cập nhật, lưu giữ.
Cơ quan thuế chỉ đòi hỏi chứng từ khấu trừ thuế trong trường hợp cá nhân được hoàn thuế, vì trong mọi trường hợp, rút tiền từ ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân phải có đầy đủ hồ sơ, hóa đơn, chứng từ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.