'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chợ cũ, chợ tự phát tấp nập người buôn bán
Chợ Pơng Drang (thị trấn Pơng Drang, huyện Krông Búk) được UBND Đắk Lắk đầu tư xây dựng vào năm 2017 (sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách) và giao cho Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh chợ HTC (Công ty HTC) thực hiện việc xây dựng.
Tháng 9/2021, chợ Pơng Drang hoàn thiện trên diện tích 8.800m2 với 312 điểm kinh doanh, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy được đầu tư bài bản, đảm bảo theo các quy định. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng trên 37 tỷ đồng.
Tuy nhiên, dù phía huyện Krông Búk đã có nhiều văn bản yêu cầu các tiểu thương rời chợ cũ, chợ tự phát để vào chợ mới buôn bán, hoạt động nhưng các tiểu thương vẫn chây ì và không thực hiện.
Khi chính quyền quyết liệt vận động, tuyên truyền di dời, các tiểu thương cũng vào chợ buôn bán được vài hôm lại "không quen" nên bỏ về chỗ cũ.
Tại chợ Pơng Drang cũ, tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh, buôn bán xảy ra thường xuyên. Các hộ kinh doanh còn buôn bán tự phát dọc theo hai bên đường Hồ Chí Minh và một số tuyến đường khác, gây ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự, mất an toàn giao thông, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Được biết, theo kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Krông Búk đã được tỉnh phê duyệt, vị trí chợ cũ Pơng Drang sẽ được đầu tư dự án Công viên cây xanh.
Chợ mới không có một khách hàng
Trái lại, cả khu chợ mới rộng hàng nghìn mét vuông chỉ có duy nhất ki ốt bán quần áo của một tiểu thương hoạt động.
Chị Lã Thanh Huyền (41 tuổi, kinh doanh quần áo) cho biết, năm 2021, chị vay mượn tiền của họ hàng được 200 triệu đồng để thuê một điểm kinh doanh tại chợ mới Pơng Drang và chuyển vào để buôn bán. Sau khi vào hoạt động được một thời gian, các gian hàng khác đều rời đi, chỉ còn mỗi gian hàng của chị Huyền còn bám trụ.
"Cả khu chợ nay chỉ còn gian hàng tôi mở cửa, nhiều lúc tôi cũng sợ trộm cướp vì nó quá vắng vẻ nhưng cố gắng vẫn bám trụ để một số khách quen còn biết để ghé. Tôi đầu tư vào gian hàng nhiều tiền, nay nếu bỏ ngang, tôi cũng không biết buôn bán ở đâu nên mong mỏi cơ quan chức năng có giải pháp để chợ đi vào hoạt động ổn định", chị Huyền chia sẻ.
Không riêng chị Huyền, 80 tiểu thương mua các gian hàng kinh doanh, ki ốt tại chợ mới Pơng Drang đã ký đơn tập thể đề nghị lãnh đạo tỉnh, các cơ quan ban ngành có hướng xử lý giúp.
Theo một tiểu thương cho biết, lý do khó buôn bán được trong chợ mới do chợ cũ vẫn chưa được đóng cửa, các chợ tạm không được giải tỏa nên tiểu thương không chịu di dời.
"Chúng tôi rất lo lắng vì đã vay mượn, cầm cố tài sản, bỏ ra số tiền lớn để đầu tư thuê điểm kinh doanh tại chợ mới. Thế nhưng việc buôn bán ế ẩm, không có khách mua hàng khiến nhiều người trong chúng tôi lâm vào tình cảnh nợ nần, rất vất vả.
Tôi mong phía chính quyền phải quyết liệt, nhất là không thể để một thị trấn có tới 2 chợ như hiện tại được và sớm có mốc thời gian giải quyết cụ thể để chúng tôi không phải chờ đợi nữa", vị tiểu thương lên tiếng.
Tỉnh chỉ đạo xử lý quyết liệt
Bên cạnh các tiểu thương kêu cứu nhiều lần, chủ đầu tư là Công ty HTC cũng nhiều lần kiến nghị chính quyền huyện Krông Búk tháo gỡ vướng mắc nhưng sau 2 năm kêu cứu, mọi việc vẫn chưa được xử lý.
Mới đây, Công ty HTC tiếp tục kêu cứu đến Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk xem xét gỡ vướng cho doanh nghiệp và các tiểu thương.
Ngày 3/11, UBND tỉnh Đắk Lắk có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị. Theo đó, tỉnh giao các sở, ngành hỗ trợ UBND huyện Krông Búk xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ cho các hộ tiểu thương từng kinh doanh tại chợ cũ, đảm bảo phù hợp, đúng quy định.
Kinh phí hỗ trợ từ nguồn kinh phí thực hiện Dự án Công viên cây xanh tại diện tích chợ Pơng Drang cũ.
Chỉ đạo UBND huyện Krông Búk và nhà đầu tư sớm tính toán Phương án phù hợp để sắp xếp cho các hộ tiểu thương đồng thuận vào chợ mới hoạt động, tránh trường hợp khiếu nại, khiếu kiện xảy ra.
Giao UBND huyện Krông Búk khẩn trương tính toán, xây dựng phương án di dời theo lộ trình, thời gian phù hợp. Đối với các hộ tiểu thương không đồng thuận vào chợ mới hoạt động sẽ thực hiện phương án cưỡng chế theo quy định.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phan Hoàng Lâm - Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Búk - cho biết, huyện đã thành lập 2 tổ để giải quyết các vướng mắc liên quan đến chợ Pơng Drang.
Trong đó, một tổ sẽ thực hiện kế hoạch giải tỏa, đền bù, dẹp hành lang, cưỡng chế thu hồi tại chợ Pơng Drang cũ, giải tỏa các chợ tự phát, địa điểm kinh doanh không đúng quy định; tổ còn lại vận động, tuyên truyền các tiểu thương, nhân dân chấp hành chủ trương về giải tỏa chợ.
"Phương án đền bù, hỗ trợ, bồi thường để thực hiện dự án Công viên cây xanh tại chợ cũ sẽ được công khai vào tháng 12 này. Phía huyện quyết tâm thực hiện với những chỉ đạo quyết liệt để đưa chợ mới vào hoạt động", ông Lâm nhấn mạnh.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.