Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế 'vi phạm nghiêm trọng' tại cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức
(VNF) - Thanh tra Chính phủ xác định nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế đã có 'vi phạm nghiêm trọng' tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức.
Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu thế giới liên tục tăng, thậm chí có lúc chạm mốc cao nhất trong gần 6 tháng qua. Theo ông, đâu là những lý do chính dẫn đến những biến động lên giá dầu thế giới?
Từ đầu năm đến nay, xu hướng tăng của giá dầu thế giới rất rõ nét. Mặc dù chịu một số các áp lực trong vài phiên gần đây, nhưng giá dầu thế giới đã tăng hơn 16% từ đầu năm tới nay. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ bối cảnh nguồn cung thắt chặt, gây ra bởi hai yếu tố chính.
Thứ nhất, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) đã gia hạn cắt giảm sản lượng dầu mỏ tự nguyện khoảng 2,3 triệu thùng/ngày trong quý II/2024, đưa thị trường vào trạng thái thâm hụt khoảng gần 1 triệu thùng dầu/ngày trong quý II.
Thứ hai, căng thẳng địa chính trị gia tăng ở nhiều nơi, gây ra rủi ro gián đoạn nguồn cung toàn cầu cũng đã thúc đẩy giá dầu trong thời gian qua.
Đầu tiên phải kể đến là “chảo lửa” Trung Đông, cũng là trung tâm sản xuất dầu thô với xung đột Hamas và Israel chưa có hồi kết, thậm chí còn có nguy cơ lan rộng ra khu vực sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel. Vào cuối tuần qua, Israel cũng có các biện pháp đáp trả nhất định, kéo theo rủi ro xung đột leo thang. Thêm vào đó, gián đoạn thương mại hàng hải ở Biển Đỏ vẫn kéo dài, ảnh hưởng tới chi phí bảo hiểm và vận chuyển nhiên liệu quốc tế.
Tiếp đến là xung đột Nga – Ukraine cũng gây ra một số gián đoạn nguồn cung cục bộ, khi các nhà máy lọc dầu của Nga liên tục gặp thiệt hại trước các đợt tấn công bằng máy bay không người lái từ Ukraine, làm ảnh hưởng tới khoảng 15% công suất lọc dầu của Nga trong thời gian qua.
Những rủi ro gián đoạn nguồn cung này đã đồng thời kéo giá dầu thế giới tăng cao trong những tháng đầu năm.
Theo ông, việc Israel và Iran đáp trả qua lại có thể đẩy giá dầu lên ngưỡng cao mới và ảnh hưởng tiêu cực đến dòng chảy năng lượng trong thời gian tới hay không? Những kịch bản nào có thể xảy ra với giá dầu, giá xăng trong năm nay?
Hiện tại, xung đột giữa Israel và Iran vẫn có tác động hạn chế đối với giá dầu thế giới do thị trường đã lường trước được điều này, và tính chất xung đột tạm thời chưa gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Điều này khiến cho giá dầu trong tuần kết thúc ngày 21/4 giảm nhẹ hơn 3% so với tuần trước đó.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Israel và Iran đáp trả qua lại lẫn nhau, rủi ro xung đột leo thang đang ngày càng gia tăng. Tính chất bất định, khó đoán của cuộc xung đột kéo theo nguy cơ nguồn cung dầu có thể gặp gián đoạn bất cứ lúc nào. Do đó, việc giá dầu có đạt các ngưỡng cao mới hay không hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ đáp trả của các bên và tính chất nghiêm trọng của nguồn cung bị ảnh hưởng. Về cơ bản, tôi cho rằng sẽ có hai kịch bản chính có thể xảy ra.
Thứ nhất, nếu cả hai bên không kêu gọi làm gia tăng căng thẳng, nguồn cung dầu của Iran không bị ảnh hưởng thì đà tăng của giá xăng dầu cũng sẽ được kiềm chế đáng kể. Tuy nhiên, kể cả trong kịch bản ít rủi ro này, giá dầu Brent vẫn có thể duy trì trên ngưỡng 80 USD/thùng trong giai đoạn tiêu thụ cao điểm quý II, quý III do tác động từ việc cắt giảm sản lượng của OPEC+.
Thứ hai, kịch bản có thể tiêu cực, mặc dù khó xảy ra hơn, nhưng chúng ta vẫn nên cảnh giác. Đó là khi xung đột gia tăng đe doạ tới hoạt động sản xuất và vận chuyển dầu thô của eo biển Hormuz do Iran kiểm soát, thì sẽ đẩy giá dầu có nguy cơ chạm ngưỡng 100 USD/thùng. Iran vốn là nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba trong OPEC, nắm giữ khoảng 3% nguồn cung toàn cầu. Đặc biệt, việc kiểm soát eo biển quan trọng Hormuz với khoảng 20% lượng nhiên liệu mỗi ngày được vận chuyển qua đây, đã khiến Iran có sức ảnh hưởng lớn tới thị trường dầu.
Những tác động từ thị trường năng lượng thế giới đã ảnh hưởng lên thị trường xăng, dầu ở Việt Nam nói riêng và tình hình kinh tế nước ta nói chung như thế nào? Ngoài ra, giá xăng, dầu trong nước sẽ biến động như thế nào đối với từng kịch bản mà ông đã đề cập ở trên?
Trước các biến động quốc tế, giá xăng dầu trong nước cũng đã có chiều hướng tăng tương tự xu hướng thế giới. Sau kỳ điều chỉnh gần nhất ngày 17/4, giá xăng RON 95-III được bán với mức giá 25.237 đồng/lít, xăng E5 RON 92 đạt mức 24.226 đồng/lít, cao hơn hồi đầu năm khoảng từ 3.200 – 3.400 đồng/lít, tương đương khoảng 13%.
Việc giá năng lượng thế giới tăng cao ảnh hưởng không nhỏ tới triển vọng kinh tế thế giới. Trong khi đó, kinh tế Việt Nam với độ mở lớn cũng không thể tránh khỏi tác động.
Giá xăng dầu luôn gắn liền với tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Oxford Economics ước tính rằng giá dầu tăng 10 USD/thùng sẽ làm lạm phát toàn cầu tăng 0,29 điểm phần trăm vào năm 2024. Tại Mỹ, áp lực lạm phát gia tăng trở lại trong 3 tháng đầu năm do giá năng lượng tăng đã khiến FED phải lùi thời điểm cắt giảm lãi suất, đẩy giá trị đồng USD lên cao.
Điều này đã kéo tỷ giá USD/VND của nước ta liên tục tăng cao trong thời gian qua, do sự chênh lệch lãi suất với các nước lớn. Rủi ro lạm phát, áp lực tỷ giá cũng ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động thương mại nhập khẩu, gây áp lực lên doanh nghiệp vay nợ, thanh toán bằng đồng USD tại Việt Nam, hay việc tác động đến dòng vốn ngoại trên thị trường.
Như vậy, có thể thấy tác động từ giá năng lượng thế giới sẽ không chỉ trực tiếp kéo theo giá xăng dầu trong nước gia tăng, mà còn có thể gián tiếp tác động tới các điều kiện kinh tế vĩ mô.
Trong bối cảnh căng thẳng ở Trung Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, giá xăng dầu trong nước cũng sẽ tuỳ thuộc vào mỗi kịch bản mà tôi đã đề cập ở trên. Trong kịch bản ít rủi ro đầu tiên, giá xăng trong nước có thể sẽ ổn định ở khoảng 22.000 đến dưới 26.000 đồng/lít.
Nhưng ở kịch bản đáng quan ngại còn lại, giá xăng trong nước sẽ tăng mạnh, thậm chí tiến sát mức đỉnh năm 2022 khi mà xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra nếu căng thẳng trở nên nghiêm trọng làm gián đoạn hoạt động vận chuyển nhiên liệu trên biển.
Khi đó, giá xăng dầu trong nước sẽ rất cần các cơ quan quản lý có các biện pháp bình ổn và hạn chế biến động giá cả. Các bài toán về lạm phát, tăng trưởng kinh tế trong nước cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực trong kịch bản này. Do đó, việc bám sát các động thái quốc tế và giá năng lượng trong giai đoạn này là điều rất cần thiết.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
(VNF) - Thanh tra Chính phủ xác định nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế đã có 'vi phạm nghiêm trọng' tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức.
(VNF) - TS Bùi Quý Thuấn - Phó Trưởng Ban nghiên cứu, Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA) đánh giá ,việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế nhập khẩu 46% lên hàng hóa Việt Nam sẽ tác động tiêu cực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đây là một cơ hội để Việt Nam tạo ra những thay đổi tích cực về lâu dài.
(VNF) - Các chuyên gia cho rằng con số thuế suất đối ứng mà Tổng Thống Trump đưa ra được tính bằng chênh lệch thương mại hai chiều giữa hai nước, chia đôi và làm tròn lên.
(VNF) - Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài - Bộ Công Thương cho biết Mức thuế MFN trung bình mà Việt Nam áp đối với hàng hóa nhập khẩu hiện nay là 9,4%. Do đó, mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ dự kiến áp cho hàng hóa Việt Nam lên tới 46% là thiếu căn cứ khoa học và thực sự không công bằng, không phản ánh thiện chí và nỗ lực của Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua trong việc xử lý tình trạng thâm hụt thương mại giữa hai nước.
(VNF) - Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, việc sáp nhập Quảng Nam và Đà Nẵng để có không gian phát triển mạnh hơn và đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn.
(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Trần Minh: "Nếu chính phủ và doanh nghiệp phản ứng nhanh nhạy như đàm phán thương mại, đa dạng hóa thị trường, và tối ưu hóa chuỗi cung ứng Việt Nam có thể giảm thiểu tác động và tận dụng cơ hội để củng cố nền kinh tế trong dài hạn'
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khai thác sân vận động quốc gia Mỹ Đình hiệu quả, tránh lãng phí.
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: "Chính sách thuế được công bố nhưng cánh cửa đàm phán vẫn còn. Việt Nam sở hữu nhiều ‘lá bài’ có thể tận dụng, nhưng cần biết cách khai thác và chủ động hơn trong cuộc chơi này".
(VNF) - Gần 10.000 tỷ đồng bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã được toàn hệ thống thi hành án dân sự thu hồi trong 6 tháng qua.
(VNF) - Thủ tướng đánh giá việc Mỹ áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam cũng là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững.
(VNF) - Mỹ công bố áp thuế đối ứng cao với 25 nền kinh tế, Việt Nam với mức 46%, cao thứ 2 trong danh sách. Tuy vậy, thông báo cũng nêu rõ một số hàng hóa sẽ không phải chịu thuế đối ứng.
(VNF) - Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành sau khi Mỹ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Mỹ áp mức thuế 46% cho 90% hàng hóa từ Việt Nam là mức thuế rất cao, nhóm chịu tổn thương cao nhất trong các quốc gia. Với mức thuế này, hàng hoá Việt Nam có thể sẽ đắt hơn các đối thủ từ 10-20% và ảnh hưởng đến nhiều góc độ khác nhau của nền kinh tế.
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, năm 2023 đánh dấu một giai đoạn đầy thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
(VNF) - Trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại.
Trước Hội nghị Trung ương, Bộ Nội vụ tập trung tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan để hoàn thiện tờ trình, đề án sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã với quy mô 34 tỉnh, khoảng 5.000 xã.
(VNF) - TS. Trương Minh Huy Vũ đề xuất là áp dụng cơ chế "khoán tăng trưởng" cho doanh nghiệp tư nhân. TP. HCM có thể hợp tác với các tập đoàn lớn, giao nhiệm vụ cụ thể và đồng hành cùng doanh nghiệp trong triển khai các dự án như nhà ở xã hội, nhà ven kênh rạch và hạ tầng đô thị.
(VNF) - Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, giải quyết các vấn đề kinh tế bằng biện pháp kinh tế.
(VNF) - Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trở thành một trong 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á với quy mô GDP dự kiến vượt 500 tỷ USD vào năm 2025.
(VNF) - Bộ Tài chính vừa tăng mức chi công tác phí. Theo đó, từ ngày 4/5, lãnh đạo cấp bộ trưởng được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ là 4 triệu đồng/ngày/phòng, tăng 1,5 triệu đồng so với mức cũ.
(VNF) - Bộ Xây dựng đề xuất Nhà nước bố trí khoảng 14.800 tỷ đồng tiền tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2024 để mua lại và hỗ trợ các dự án BOT gặp khó khăn.
(VNF) - Điều tra Doanh nghiệp năm 2025 do Cục Thống kê tổ chức nhằm thu thập thông tin toàn diện về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã trên cả nước…
(VNF) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết sau khi Trung ương thông qua đề án sáp nhập tỉnh, xã, Bộ Chính trị sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai công việc này vào ngày 16/4.
(VNF) - Nhờ những tiềm năng vượt trội trong nhiều lĩnh vực quan trọng như năng lượng, sản xuất xe điện, y tế,… cũng như được nhận định có dư địa tăng giá trong tương lai, bạc dần trở thành một kênh đầu tư tích trữ mới trên thị trường, nhất là khi giá vàng tăng cao kỷ lục đạt hơn 100 triệu đồng/lượng.
(VNF) - 15 năm sau ngày khởi công, Thủy điện Hồi Xuân (ở Thanh Hóa) vẫn “án binh bất động”, chưa xong việc GPMB. Bên cạnh việc sử dụng vốn vay từ ngân hàng nước ngoài và cả ngân hàng trong nước cũng đang đọng vốn trăm tỷ đồng tại dự án.
(VNF) - Thanh tra Chính phủ xác định nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế đã có 'vi phạm nghiêm trọng' tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.