Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM, cho biết lượng kiều hối về TP. HCM tháng 10 tăng mạnh 500 triệu USD, lên 4,7 tỷ USD. Mức tăng này khá bất ngờ trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng trên toàn thế giới. Tính từ đầu năm đến tháng 7, lượng kiều hối chỉ đạt khoảng 3 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nhiều lao động ở nước ngoài mất việc, phải tạm nghỉ ở nhà, hoạt động kinh doanh ngưng trệ, dẫn tới lượng kiều hối chuyển về cho người thân giảm là điều được dự báo trước.
Theo báo cáo “Hai mặt của đồng tiền: Câu chuyện của người nhận kiều hối” của Công ty tài chính UniTeller (công ty có hoạt động chuyển tiền tại 20 nước, riêng tại Mỹ có mặt tại 43 bang), lao động Việt Nam thuộc nhóm có thu nhập thấp tại nước ngoài trung bình mỗi tháng gửi về 735 USD, cao gấp khoảng 10 lần so với thu nhập 73 USD/tháng của các hộ gia đình nhận tiền tại Việt Nam.
Thực tế, doanh số của một số công ty kiều hối ở các thị trường xuất khẩu lao động như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... giảm, có nơi mức giảm đến 50%. Thế nhưng, chỉ 3 tháng sau, con số kiều hối chuyển về tăng tốc và vượt so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Minh cho rằng cũng có thể chính dịch Covid-19 là lý do khiến kiều hối gia tăng. Bởi người Việt Nam ở nước ngoài có thể hạn chế chi tiêu khi giãn cách xã hội, rồi gửi về hỗ trợ người thân trong nước nhiều hơn trước. Với tốc độ kiều hối chuyển về tăng như quý vừa qua, lượng kiều hối về TP.HCM năm 2020 dự kiến sẽ đạt kế hoạch đưa ra khoảng 5,5 tỉ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Do những tháng cuối năm, lượng kiều hối sẽ về mạnh hơn những tháng trong năm.
Những năm gần đây, kiều hối về TP. HCM tăng bình quân khoảng 8 - 10% hằng năm, chủ yếu từ Mỹ, châu Âu, Úc, Đài Loan... Trong đó, Mỹ chiếm tỷ trọng lớn vì có lượng kiều bào khá lớn và những người này chủ yếu đi từ các tỉnh thành miền Nam, đặc biệt từ TP. HCM. Chính vì vậy, lượng kiều hối chuyển về TP. HCM từ trước đến nay chiếm tỷ trọng khoảng 30 - 40% kiều hối cả nước. Đây cũng là một yếu tố lý giải cho lượng kiều hối quý 3 tại TP. HCM tăng hơn so với trước đến từ kinh tế nước Mỹ khởi sắc hơn.
Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố tăng trưởng kinh tế (GDP) quý 3 của nước này tăng 33,1%, đây là cú đảo chiều kỷ lục sau quý 2 tồi tệ nhất lịch sử. Tăng trưởng ngoạn mục trở lại cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới sau các đợt phong tỏa và giãn cách xã hội trong quý trước dịch Covid-19.
Trong đó, tiêu dùng đóng góp hai phần ba GDP Mỹ đã bật tăng trở lại. Các cơ sở kinh doanh tại Mỹ mở cửa thận trọng, người tiêu dùng đã bắt đầu quay trở lại các cửa hàng, quán bar. Tỷ lệ thất nghiệp dù vẫn còn số lớn, 11 triệu người mất việc, nhưng cũng có xu hướng khả quan hơn những tháng trước đó.
Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây công bố báo cáo Di cư và Kiều hối với dự báo lượng kiều hối năm 2020; theo đó, Việt Nam được dự báo giảm hơn 7% còn 15,7 tỷ USD - chiếm tỷ trọng 5,8% GDP. Nếu điều này trở thành sự thật thì đây là lần đầu tiên kiều hối về Việt Nam giảm kể từ năm 2010. Dù vậy, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm những nước nhận kiều hối lớn, xếp thứ 9 trên thế giới và đứng thứ 3 về giá trị cũng như thứ 8 về tỷ trọng kiều hối trên GDP trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương.
Mức dự báo giảm kiều hối của Việt Nam nằm trong xu hướng chung của thế giới, báo cáo của WB cho rằng lượng kiều hối toàn cầu sẽ giảm 14% trong năm 2020 và 2021 so với năm 2019 do tác động của đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế. Riêng các quốc gia thu nhập thấp và trung bình được dự báo sẽ giảm 7% xuống còn 508 tỷ USD trong năm 2020 và giảm thêm 7,5% còn 470 tỷ USD vào năm 2020.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ tăng trưởng kinh tế suy yếu và việc làm giảm tại những quốc gia di cư có thu nhập cao như Mỹ và các nước châu Âu. Bên cạnh đó là việc giá dầu lao dốc ảnh hưởng tới các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh và Nga - nguồn kiều hối chính của khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á, từ đó thu nhập của lao động nhập cư tại các quốc gia này sụt giảm.
Thế nhưng, các ngân hàng, công ty kiều hối trong nước hiện vẫn khá lạc quan với đà phục hồi của nền kinh tế thế giới, dịch vụ kiều hối sẽ có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển. Đặc biệt vào dịp cuối năm, nhu cầu kiều hối sẽ tăng cao khi kiều bào Việt Nam khắp năm châu chuyển tiền về cho gia đình, người thân tại quê hương.
Là một trong những ngân hàng có doanh số kiều hối chuyển về cao, ông Nguyễn Minh Tâm, Phó tổng giám đốc Sacombank, cho biết tính đến thời điểm này, doanh số kiều hối chuyển qua Sacombank (bao gồm cả công ty kiều hối Sacombank - SBR) tăng 45% so với cùng kỳ năm 2019. Dự kiến đến hết năm 2020 con số này sẽ đạt khoảng 47%.
Sacombank có được kết quả khả quan do có thế mạnh về thương hiệu, mạng lưới trong nước, hợp tác với nhiều đối tác ở Mỹ, Úc, châu Âu, Nhật, Đài Loan... và đặc biệt là công nghệ API chuyển tiền nhanh 24/7 với thời gian xử lý mỗi giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài về tài khoản người thụ hưởng không quá 1 phút nên các khách hàng trẻ tuổi đang lao động, học tập ở nước ngoài rất ưa chuộng.
Ông Nguyễn Minh Tâm nhận xét nguồn kiều hối của bà con kiều bào và người xuất khẩu lao động ở nước ngoài có vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng, bởi nó giúp người dân có thêm nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống, gia tăng tích lũy, gia tăng đầu tư sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với các gia đình tại vùng nông thôn.
Mặc dù được dự báo giảm sút trong năm 2020, nhưng với lượng kiều hối ước đạt trên 15 tỷ USD, nguồn lực ngoại tệ từ kiều hối đã góp phần tăng nguồn ngoại tệ cho Việt Nam, ổn định tỷ giá, ổn định kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, thị trường Việt Nam đang thuận lợi về phát triển kinh tế, vì vậy bà con kiều bào nước ngoài luôn quan tâm để đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trong năm qua và những năm tới.
Hơn nữa, quốc tế hóa lao động đang diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy người Việt Nam có nhiều sự lựa chọn nơi để làm việc. Họ có thể làm việc tại nước ngoài sau đó chuyển thu nhập về nước thông qua con đường kiều hối. Một số khác có thể làm việc tại Việt Nam nhưng nhận lương từ nước ngoài thông qua kiều hối, đặc biệt một số ngành nghề liên quan IT, truyền thông, quản lý từ xa...
Con số 4,7 tỷ USD là được thống kê khi chuyển qua hệ thống ngân hàng, công ty kiều hối nhưng với còn một lượng kiều hối không nhỏ được chuyển “ngầm”. Chị Cẩm Nhung (ngụ Q.10, TP. HCM) cho biết từ hơn 10 năm nay, gia đình nhận tiền từ người thân gửi ở Mỹ về qua dịch vụ mang đến tận nhà. Bên Mỹ chuyển cho một người chuyên nhận dịch vụ này thì vài phút sau tại Việt Nam đã có người hẹn giao tiền. Một người làm lâu năm trong lĩnh vực tài chính cho hay hình thức này tồn tại lâu năm.
Một số kiều bào có nguồn thu nhập dịch vụ bằng tiền mặt vài ngàn USD nên không muốn phiền phức qua ngân hàng, công ty chuyển tiền. Do đó, dù phí chuyển tiền quốc tế chính thức qua ngân hàng, công ty kiều hối có giảm thì những hoạt động này vẫn có đất sống. Thế nên lượng kiều hối thực tế là lớn hơn khá nhiều.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.