(VNF) - Chiều 14/12, UBND TP. HCM đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển bền vững của thành phố.
Theo lãnh đạo TP. HCM, cộng đồng người Việt ở nước ngoài ngày càng gắn bó với quê hương, trở thành nguồn lực quan trọng cho quá trình xây dựng và phát triển thành phố.
Kiều hối dự báo về TP. HCM năm 2021 ước đạt 6,6 tỷ USD, tăng trưởng 9% so với năm trước. Đây chính là cơ hội, nguồn lực then chốt giúp TP. HCM phục hồi nhanh, vững bước phát triển trong giai đoạn hậu Covid-19.
Thông tin về các giải pháp phục hồi kinh tế - xã hội TP. HCM giai đoạn hậu dịch bệnh Covid-19, theo đại diện Sở Kế hoạch - Đầu tư, TP. HCM đã đề ra 2 nhóm giải pháp tương ứng với 2 giai đoạn gồm: nhóm giải pháp cấp bách (từ nay đến hết năm 2022) và nhóm giải pháp trọng tâm (từ năm 2023 đến năm 2025).
Về nguồn lực cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, TP. HCM dự kiến huy động nguồn lực tài chính từ các chính sách, các gói phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch bệnh Covid-19 của Chính phủ; nguồn thu từ đất đai.
Kiến nghị trung ương bố trí vốn đầu tư công cho các dự án hạ tầng quan trọng; nguồn lực đầu tư từ xã hội thông qua các hình thức xã hội hóa, hợp tác công tư... và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của thành phố.
Kiến nghị Chính phủ ban hành bổ sung gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và có quan tâm đến các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch.
Để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM bền vững, toàn diện sau dịch, chiến lược phát triển kinh tế - y tế - an sinh xã hội cần được xem là 3 trụ cột quan trọng.
TP. HCM cố gắng trong năm 2022 phải phục hồi kinh tế, tạo sự phát triển tương đương với giai đoạn trước khi có dịch C0vid-19. Sau đó, tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa, để kinh tế TP bù lại những khoản thiếu hụt, sụt giảm do ảnh hưởng của đại dịch.
(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.