Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Cuối năm 2020, bà Loan (gần 80 tuổi, ngụ tại quận 8, TP.HCM) nhận được 1.000 Euro từ con gái đang sống ở Đức gửi về để chi tiêu dịp tết. Con số này cao gấp đôi so với tiền mừng tuổi dịp tết những năm trước đó. Bà Loan chia sẻ con gái báo vì dịch Covid-19 làm cho kế hoạch về ăn tết quê nhà không thực hiện được, nên gửi thêm tiền cho mẹ già chi tiêu.
Gia đình ông N.V.T (quận 3, TP.HCM) có con trai đang ở Mỹ cũng tăng thêm tiền gửi biếu để ông bà chi tiêu, có điều kiện đảm bảo sức khỏe để phòng chống dịch bệnh. Gia đình con trai ông T. cũng bị ảnh hưởng vì đại dịch Covid-19, nhưng bù lại có sự hỗ trợ từ chính phủ Mỹ, tính chung thu nhập giảm không nhiều. Đồng thời vì dịch bệnh nên các khoản chi tiêu cho du lịch, nghỉ hè cũng cắt hẳn nên vẫn đủ nguồn để tăng thêm tiền gửi về cho gia đình.
Chị Kiều Vân ở Mỹ lại gửi tiền về góp vốn cùng người chị gái (ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) mua một căn nhà gần 5 tỷ đồng. Hiện tại căn nhà này được cho thuê mỗi tháng hơn 8 triệu đồng, đủ cho ba má chị tiêu dùng mà chị không cần phải gửi về hằng tháng như trước đây. Quan trọng hơn, chị Kiều Vân cũng kỳ vọng khoản đầu tư này sinh lãi tốt hơn sau đó.
Mỗi người một lý do, nhưng tựu trung đã góp phần cho nguồn kiều hối từ người thân gửi về cho gia đình không giảm, thậm chí còn tăng.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh TP.HCM, cho biết lượng kiều hối trên địa bàn thành phố 4 tháng đầu năm đạt 2 tỷ USD, tăng 7% so với cuối năm 2020 và tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số khá tích cực trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Sở dĩ lượng kiều hối trong 4 tháng đầu năm 2021 tăng cao hơn những năm khác (4 tháng đầu năm 2020 giảm 2%) là do tình hình dịch Covid-19 nên kiều bào không thể về quê ăn tết như những năm trước đó. Thay vì vậy, họ chuyển tiền về nhiều hơn vào gần dịp Tết Nguyên đán.
Không phải đến năm nay, kiều hối mới tăng. Trong năm 2020, số kiều hối gửi về TP.HCM đạt mức kỷ lục 6,1 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2019. Đây là năm lượng kiều hối tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
Cụ thể năm 2015 là 5,5 tỷ USD, năm 2016 giảm còn 5 tỷ USD, năm 2017 tăng lại mức 5,2 tỷ USD, năm 2018 giảm còn 5 tỷ USD, năm 2019 là 5,3 tỷ USD và qua năm 2020 tăng vọt lên 6,1 tỷ USD.
Những thị trường kiều hối chính của Việt Nam vẫn là Mỹ, Úc, Canada. Bên cạnh đó, kiều hối còn đến từ các thị trường xuất khẩu lao động như Nhật, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc...
TP.HCM là một trong những địa phương có lượng kiều hối cao nhất cả nước, chiếm khoảng 36% tổng lượng kiếu hối chuyển về Việt Nam.
Theo báo cáo tóm tắt về Di cư và phát triển về kiều hối vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) phát hành, người Việt ở nước ngoài gửi về nước 17,2 tỷ USD trong năm 2020, tăng gần 3% so với năm 2019. Con số này lạc quan hơn so với mức dự báo trước đó chỉ đạt 15,68 tỷ USD.
Với con số kiều hối 17,2 tỷ USD, Việt Nam tiếp tục trong nhóm 10 nước nhận kiều hối lớn nhất về giá trị tuyệt đối và xếp thứ ba trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, sau Trung Quốc và Philippines, tức giữ nguyên vị trí so với bảng xếp hạng năm ngoái. Việt Nam cũng nằm trong top 10 nước có tỷ trọng kiều hối tính trên GDP cao nhất.
Theo đánh giá từ WB, bất chấp các dự đoán trước đó, kiều hối đổ về các nước đã phục hồi trong cuộc khủng hoảng Covid-19.
Năm 2020, kiều hối đổ về các nước có thu nhập thấp và trung bình đạt 540 tỷ USD, chỉ giảm nhẹ 1,6% so với năm 2019. Sự sụt giảm trong dòng chuyển tiền được ghi nhận vào năm 2020 nhỏ hơn so với sự sụt giảm trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 (4,8%).
Kết quả này cũng thấp hơn nhiều so với sự sụt giảm của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các nước có thu nhập thấp và trung bình, không bao gồm dòng chảy vào Trung Quốc, đã giảm hơn 30% vào năm 2020. Do đó, dòng kiều hối đổ về các nước có thu nhập trung bình đã vượt qua tổng vốn FDI (259 tỷ USD) và hỗ trợ phát triển nước ngoài (179 tỷ USD) vào năm 2020.
Theo lý giải từ WB, nguyên nhân phục hồi của kiều hối trong cuộc khủng hoảng vì Covid-19 là “mong muốn của người di cư để giúp đỡ gia đình của họ, gửi tiền về nhà bằng cách cắt giảm tiêu dùng hoặc tiết kiệm”.
Ngoài ra còn một số yếu tố ảnh hưởng khác như chính sách kích thích tài chính ở các nước sở tại, tỷ giá hối đoái và sự dịch chuyển dòng chảy từ các kênh không chính thức sang kênh chính thức do sự hạn chế di chuyển giữa các quốc gia.
Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Ngân hàng Nhà nước đã không thống kê lượng kiều hối chuyển về “đổ” vào đâu như những năm trước. Nhưng theo quan sát, chuyển tiền về với mục đích hỗ trợ người thân không chiếm tỷ lệ cao, mà chủ yếu chuyển về để đầu tư, tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Kỳ vọng lượng kiều hối năm 2021 sẽ tăng 7% so với cuối năm 2020, đạt 6,5 tỷ USD.
Đây cũng là ý kiến của ông Nguyễn Trí Hiếu - Giám đốc Trung tâm vốn Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ông Hiếu phân tích các kênh đầu tư trên thị trường thế giới như vàng, trái phiếu cũng như hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm và bấp bênh hơn. Trong khi tại Việt Nam, chứng khoán, bất động sản đang hết sức sôi động.
Dù vậy, ông Nguyễn Trí Hiếu cũng thận trọng khi cho rằng với tình hình dịch Covid-19, nhiều kiều bào muốn đầu tư số tiền lớn về Việt Nam cũng sẽ dè chừng hơn. Thêm vào đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát ở nhiều nước khác nhau, trong đó có Mỹ là thị trường kiều hối lớn của Việt Nam.
Dự kiến đến cuối năm 2021, việc chích ngừa vắc xin Covid-19 mới bao phủ tại Mỹ. Như vậy nền kinh tế Mỹ năm 2021 vẫn phải đối diện với những khó khăn và khả năng qua 2022 mới có thể khả quan hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của kiều bào sống tại đây cũng như số tiền chuyển về nước.
Ngược lại, ông TS Nguyễn Văn Thuận, Trường ĐH Tài chính - Marketing, lại tỏ ra lạc quan kỳ vọng nguồn kiều hối về Việt Nam năm 2021 sẽ tiếp tục tăng. Ông kể có nhiều học trò khi định cư ở nước ngoài nhưng vẫn cho hay tích lũy hằng năm và chuyển tiền về nước, nhờ người thân mua nhà, mua đất nền vì tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam luôn được đánh giá cao.
Mức tăng trưởng về giá khá hấp dẫn trong nhiều năm qua nên thu hút được nhiều người quan tâm. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam từ cuối năm 2020 đến nay cũng tăng mạnh nên nhiều người Việt trẻ cũng gia tăng đầu tư.
Hiện nay, kênh đầu tư chứng khoán ở Việt Nam thông qua giao dịch trực tuyến, hay đặt lệnh qua Zalo, Viber đều dễ dàng. Vì vậy những người đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài vẫn đầu tư như ở ngay Việt Nam. Còn những người không quen xài công nghệ sẽ chọn cách gửi tiền về cho người thân đầu tư hộ. Vì vậy, kiều hối tăng kỷ lục là gần như chắc chắn.
Hiện có khoảng 5,3 triệu người Việt sinh sống, làm việc và học tập tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong 5 năm qua, WB ước tính tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam đạt khoảng 71 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 6% mỗi năm. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.