Kinh tế khó khăn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị giữ mục tiêu GDP tăng 6,5%

Kỳ Thư - 03/04/2023 16:11 (GMT+7)

(VNF) - Dù cho rằng việc đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay là 'rất thách thức', song Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn kiến nghị Chính phủ thực hiện kịch bản tăng trưởng này.

VNF
Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng.

Báo cáo tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương và phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3/2023, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết: trong bối cảnh khó khăn gia tăng, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, tăng trưởng GDP quý I thấp hơn kịch bản đề ra, song Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn kiến nghị lựa chọn kịch bản 2, phấn đấu tăng trưởng cả năm là 6,5%, tạo đà cho các năm tiếp theo để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng 5 năm 2021-2025 đạt 6,5%-7%.

Nền kinh tế đang có nhiều khó khăn

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, diễn biến ngày càng bất lợi, khó lường của thế giới đã ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, nhất là sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư…

Cụ thể, tăng trưởng GDP quý I ước đạt 3,32% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (kịch bản là 5,6%). Khu vực nông, lâm, thủy sản và dịch vụ cơ bản ổn định, phục hồi khá (tăng 2,52% và 6,79% so với cùng kỳ). Khu vực công nghiệp - xây dựng giảm 0,4%, trong đó công nghiệp giảm 0,82%, ảnh hưởng trực tiếp và làm giảm tốc độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đầu tư, thu hút FDI…  gặp nhiều khó khăn. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) quý I giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2022 tăng 6,8%); trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,4% (quý I/2022 tăng 7,3%). Sản xuất của nhiều ngành công nghiệp chủ lực như: dệt may, điện tử, đồ gỗ, lương thực, thực phẩm… và của các địa bàn công nghiệp trọng điểm như: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Nam… giảm hoặc tăng thấp.

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động quý I đạt gần 57 nghìn doanh nghiệp (giảm 5,4% so với cùng kỳ), thấp hơn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (trên 60,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 17,4% so với cùng kỳ).

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa quý I đều giảm, lần lượt là 13,3%, 11,9% và 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang các thị trường lớn giảm như: Mỹ (giảm 21,1%), EU (giảm 8,1%), Hàn Quốc (giảm 3,3%), ASEAN (giảm 1,7%)… Xuất khẩu sang Trung Quốc quý I giảm 12,6%, đảo chiều so với xu hướng 02 tháng đầu năm (tăng 4,2%), cho thấy nhu cầu nhập khẩu tiêu dùng hàng Việt Nam từ Trung Quốc có dấu hiệu giảm.

"Nhìn chung, kinh tế vĩ mô tháng 3 và quý I cơ bản được giữ ổn định, kiểm soát được lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm được các cân đối lớn", Bộ trưởng nêu nhận định. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận nền kinh tế đăng gặp nhiều khó khăn.

"Do ảnh hưởng tác động từ bên ngoài, tăng trưởng kinh tế quý I thấp hơn kịch bản đề ra và đang phải đối mặt với nhiều nhó khăn, thách thức; lạm phát tiềm ẩn rủi ro; xuất khẩu giảm, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế khó khăn; sức ép điều hành kinh tế vĩ mô tăng cao.

"Việc phối hợp của một số bộ, cơ quan, trong một số trường hợp còn chưa hiệu quả, kéo dài, lãng phí thời gian, nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế, sản xuất, kinh doanh; yêu cầu các giải pháp điều hành quyết liệt, chủ động, kịp thời và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng hơn, tranh thủ các cơ hội, dư địa chính sách đã được Quốc hội quyết nghị để tận dụng thời gian, cơ hội phục hồi nhanh và phát triển bền vững", Bộ trưởng phát biểu.

Cập nhật 2 kịch bản tăng trưởng, kiến nghị kịch bản tăng trưởng cao

Theo Bộ trưởng, thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn; lạm phát tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao; chính sách tiền tệ thắt chặt ảnh hưởng rõ nét đến sản xuất, kinh doanh, bộc lộ rủi ro an toàn hệ thống ngân hàng tại nhiều quốc gia.

IMF gần đây đã cảnh báo gia tăng rủi ro ổn định tài chính, tiền tệ toàn cầu. Cạnh tranh về thu hút vốn đầu tư, thị trường xuất khẩu mạnh mẽ hơn. Xung đột Nga - Ucraina còn tiếp tục kéo dài, gay gắt hơn; cạnh tranh chiến lược nước lớn, thiên tai, biến đổi khí hậu… cần quan tâm. Một số tổ chức quốc tế gần đây đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Mỹ, các nền kinh tế lớn. WB dự báo kinh tế thế giới sẽ rất khó khăn trong giai đoạn 2022-2030, tăng trưởng bình quân chỉ đạt 2,2%/năm.

Trong nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hơn; xuất khẩu, đầu tư, thu hút FDI giảm, thị trường bất động sản nhiều khó khăn… là sức ép rất lớn đối với điều hành tăng trưởng, kinh tế vĩ mô cả năm.

"Thị trường tài chính, các hoạt động kinh tế nước ta có thể bị tác động lớn và kéo dài nếu Mỹ, EU không xử lý hiệu quả những vấn đề của hệ thống ngân hàng, tạo tác động lan truyền đến toàn cầu. Trung Quốc mở cửa trở lại vừa là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu… nhưng cũng vừa là thách thức khi gia tăng áp lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư, sản xuất, thị trường trong nước... Dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, bão lũ… tiếp tục diễn biến bất thường", Bộ trưởng chỉ rõ.

Trên cơ sở kết quả quý I, dự báo tình hình quý II và cả năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng như sau:

Kịch bản 1, tăng trưởng kinh tế cả năm dự kiến đạt 6% (thấp hơn 0,5 điểm % so với mục tiêu Quốc hội quyết nghị), tăng trưởng các quý II, III và IV theo kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (lần lượt là 6,7%, 6,5% và 7,1%).

Trường hợp tăng trưởng năm 2023 chỉ đạt 6% sẽ gây áp lực rất lớn lên mục tiêu tăng trưởng 05 năm 2021-2025 (6,5-7%), đòi hỏi năm 2024 - 2025 phải đạt tăng trưởng bình quân gần 8%/năm để đạt mục tiêu 05 năm là 6,5%.

Kịch bản 2, để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm là 6,5%, tăng trưởng kinh tế quý II là 6,7% (bằng kịch bản Nghị quyết số 01/NQ-CP), quý III và quý IV tăng trưởng lần lượt là 7,5% và 7,9% (cao hơn lần lượt 1 điểm % và 0,8 điểm % so với kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP).

Chỉ rõ kịch bản 2 là "rất thách thức", đòi hỏi nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ rõ, hiện nay, hầu hết các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KTXH đã hết thời gian thực hiện hoặc hiệu quả thấp. Do đó, cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ mới như giảm thuế, phí… tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay để kích thích tăng trưởng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị lựa chọn kịch bản 2, phấn đấu tăng trưởng cả năm là 6,5%, tạo đà cho các năm tiếp theo để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng 05 năm 2021-2025 từ 6,5-7%.

Để thực hiện được kịch bản này, Bộ trưởng cũng đề xuất các quan điểm chỉ đạo điều hành quý II.

Thứ nhất, quán triệt nghiêm tinh thần chủ đề điều hành “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả”, 06 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành tại Nghị quyết số 01/NQ-CP; bám sát các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội về chiến lược 10 năm, kế hoạch 05 năm và năm 2023.

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; nắm chắc tình hình thực tiễn, nâng cao năng lực phân tích, dự báo; phối hợp đồng bộ, hiệu quả các chính sách vĩ mô, chủ động ứng phó với các vấn đề mới phát sinh, không để kéo dài, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực; khắc phục khó khăn, thách thức, tranh thủ mọi thời cơ, cơ hội phục hồi và phát triển KT-XH, quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát đã được Đảng, Quốc hội quyết nghị.

Thứ hai, chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để giảm áp lực chi phí, thúc đẩy sản xuất, thu hút đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH, 03 chương trình mục tiêu quốc gia, tạo động lực tăng trưởng kinh tế; giảm giá đầu ra nhằm kiểm soát lạm phát; hỗ trợ người dân, nhất là người nghèo, lao động thu nhập thấp, đối tượng yếu thế.

Thứ ba, chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, chủ động, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, chính sách vĩ mô khác; giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn vay; giữ ổn định mặt bằng tỷ giá phù hợp; bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng; chủ động nghiên cứu, đánh giá nguyên nhân đổ vỡ của các các ngân hàng tại Mỹ, sáp nhập ngân hàng tại Thụy Sỹ, đánh giá tác động tới hệ thống ngân hàng và nền kinh tế nước ta, từ đó chủ động chuẩn bị các nhiệm vụ, giải pháp và kịch bản ứng phó, không để bị động, bất ngờ khi tình huống xấu xảy ra.

Thứ tư, điều hành giá thận trọng, xác định thời điểm, lộ trình điều chỉnh giá phù hợp, tránh giật cục, tác động cộng hưởng đến giá hàng hóa, dịch vụ khác; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong trường hợp cần thiết, nhất là khi điều chỉnh giá các nhóm hàng giá điện, nước, y tế...

Thứ năm, chính sách về thương mại tranh thủ cơ hội xuất khẩu của từng mặt hàng, từng thị trường; thúc đẩy tiêu dùng nội địa.

Thứ sáu, chính sách về đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án, trong đó trọng tâm là tháo gỡ ngay từ cấp cơ sở, trực tiếp đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư; tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; đổi mới, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút FDI.

"Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó chú trọng và chủ động đối thoại doanh nghiệp, nhà đầu tư để giải quyết khó khăn, vướng mắc kịp thời", Bộ trưởng kiến nghị.

Cùng chuyên mục
Việt - Trung tăng cường hợp tác năng lượng sạch, phát triển xanh, kinh tế số

Việt - Trung tăng cường hợp tác năng lượng sạch, phát triển xanh, kinh tế số

(VNF) - Trong bản Tuyên bố chung được ký kết nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết tăng cường hợp tác toàn diện, sâu rộng và thực chất trên hàng loạt lĩnh vực kinh tế, từ thương mại nông sản đến phát triển công nghệ cao, tài chính, đầu tư và đổi mới sáng tạo.

Chỉ thị mới của Bộ Chính trị về độ tuổi và cơ cấu nhân sự cấp ủy

Chỉ thị mới của Bộ Chính trị về độ tuổi và cơ cấu nhân sự cấp ủy

15/04/25 11:40 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Chính trị vừa ban hành Chỉ thị số 45 về công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, quy định rõ về độ tuổi, thời gian công tác và cơ cấu nhân sự tham gia cấp ủy, chính quyền, MTTQ, nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo trong giai đoạn mới.

 Quảng Ngãi – Kon Tum xong phương án sáp nhập trước 1/5

Quảng Ngãi – Kon Tum xong phương án sáp nhập trước 1/5

15/04/25 11:30 (GMT+7)

(VNF) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy 2 tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum đã thảo luận bàn bạc về việc thành lập các Tổ công tác chung để thực hiện việc sáp nhập.

Xóa bỏ thành phố thuộc tỉnh, thành phố trong thành phố từ 2025

Xóa bỏ thành phố thuộc tỉnh, thành phố trong thành phố từ 2025

15/04/25 11:15 (GMT+7)

(VNF) - Từ năm 2025, toàn bộ mô hình hành chính trung gian như thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, quận, huyện, thị xã, thị trấn sẽ bị xóa bỏ. Đây là nội dung trọng tâm trong Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính vừa được Thủ tướng phê duyệt.

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương nói trách nhiệm của Bộ Y tế

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương nói trách nhiệm của Bộ Y tế

15/04/25 08:15 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Công Thương khẳng định không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm sản xuất sữa giả.

'Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp tăng cường đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam'

'Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp tăng cường đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam'

15/04/25 07:15 (GMT+7)

(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam.

Còn 2 năm chuẩn bị cho APEC: 'Phú Quốc phải vừa chạy vừa xếp hàng'

Còn 2 năm chuẩn bị cho APEC: 'Phú Quốc phải vừa chạy vừa xếp hàng'

15/04/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - TS Trần Đình Thiên khẳng định việc triển khai các công trình APEC 2027 tại Phú Quốc là nhiệm vụ cấp bách với sự chủ động của địa phương, đặc biệt trong công tác tạo điều kiện và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ, để góp phần kiến tạo một đô thị toàn cầu trong tương lai.

Bộ Chính trị hướng dẫn phương án nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Bộ Chính trị hướng dẫn phương án nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

15/04/25 06:30 (GMT+7)

(VNF) - Tổng Bí thư, các lãnh đạo chủ chốt, Thường trực Ban Bí thư sẽ cho ý kiến về phương án nhân sự lãnh đạo chủ chốt các tỉnh, thành sau sáp nhập.

Thủ tướng: 'Vận hành bộ máy mới sau sáp nhập từ 1/7'

Thủ tướng: 'Vận hành bộ máy mới sau sáp nhập từ 1/7'

14/04/25 17:56 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành và các địa phương chuẩn bị sẵn sàng để ngày 1/7/2025 vận hành bộ máy mới sau khi sắp xếp, sáp nhập.

Bắt Giám đốc và loạt cán bộ Bảo hiểm xã hội ở Hưng Yên

Bắt Giám đốc và loạt cán bộ Bảo hiểm xã hội ở Hưng Yên

14/04/25 16:30 (GMT+7)

(VNF) - Công an tỉnh Hưng Yên ngày 14/4 cho biết cơ quan Công an đã khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Yên Mỹ do thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án hình sự xảy ra tại Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ.

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn máy bay Trung Quốc hợp tác với các hãng bay Việt

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn máy bay Trung Quốc hợp tác với các hãng bay Việt

14/04/25 16:08 (GMT+7)

(VNF) - Cùng với hợp tác mua, thuê, thuê mua máy bay, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn máy bay Trung Quốc hợp tác đầu tư các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy bay tại Việt Nam.

Tổng Bí thư: 'Nắm chắc việc bố trí cán bộ sau sáp nhập tỉnh'

Tổng Bí thư: 'Nắm chắc việc bố trí cán bộ sau sáp nhập tỉnh'

14/04/25 14:44 (GMT+7)

(VNF) - Trong triển khai sắp xếp đơn vị hành chính, Tổng Bí thư yêu cầu nắm chắc tình hình triển khai ở cơ sở, nhất là việc sáp nhập xã, bố trí cán bộ sau khi sáp nhập tỉnh, tổ chức đại hội đảng bộ các cấp.

'Công khai tên và thủ phủ 34 tỉnh thành là cách lấy ý kiến nhân dân'

'Công khai tên và thủ phủ 34 tỉnh thành là cách lấy ý kiến nhân dân'

14/04/25 12:58 (GMT+7)

(VNF) - Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc báo chí công khai 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương và thủ phủ của các tỉnh thành là phương pháp lấy ý kiến của nhân dân.

 Ban Bí thư đồng ý cho Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị nghỉ hưu trước tuổi

Ban Bí thư đồng ý cho Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị nghỉ hưu trước tuổi

14/04/25 12:57 (GMT+7)

(VNF) - Ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi và đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý.

Bà Trương Mỹ Lan lên kế hoạch khắc phục hậu quả trong 2-5 năm

Bà Trương Mỹ Lan lên kế hoạch khắc phục hậu quả trong 2-5 năm

14/04/25 12:09 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 14/4, tai phiên tòa phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2), bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo đồng phạm nói lời sau cùng trước khi hội đồng xét xử vào nghị án.

Đề xuất Thủ tướng được quyết chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng được quyết chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

14/04/25 12:05 (GMT+7)

(VNF) - Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, Chính phủ đề xuất phân quyền cho Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân. Thẩm quyền này đang thuộc Quốc hội, theo luật hiện hành.

Gia đình ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm 100 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Gia đình ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm 100 tỷ đồng khắc phục hậu quả

14/04/25 11:00 (GMT+7)

(VNF) - Gia đình ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, vừa chuyển 100 tỷ đồng vào tài khoản của Cục Thi hành án dân sự Hà Nội để khắc phục hậu quả vụ án.

Chuẩn bị chốt số lượng xã sẽ giảm trên cả nước

Chuẩn bị chốt số lượng xã sẽ giảm trên cả nước

14/04/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Trung ương thống nhất giảm 60 - 70% đơn vị hành chính cấp xã. Hiện cả nước còn 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, sau phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chốt số lượng cụ thể bao nhiêu xã được sắp xếp.

Dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

14/04/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Trung ương thống nhất chủ trương cả nước còn 34 tỉnh thành, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Có 11 địa phương giữ nguyên và 52 địa phương sáp nhập thành 23 tỉnh, thành.

Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Trung  nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Trung nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

14/04/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Thời gian qua, quan hệ kinh tế Việt - Trung tổng thể duy trì xu thế phát triển tích cực và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Đà Nẵng và Quảng Nam lên đề án sáp nhập Hội đồng nhân dân

Đà Nẵng và Quảng Nam lên đề án sáp nhập Hội đồng nhân dân

14/04/25 07:15 (GMT+7)

(VNF) - Đề án sắp xếp, sáp nhập cơ quan HĐND của Đà Nẵng và Quảng Nam nhằm hoạt động đồng bộ, thông suốt, chủ động và sáng tạo.

TP.HCM lấy ý kiến người dân sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu

TP.HCM lấy ý kiến người dân sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu

13/04/25 20:53 (GMT+7)

(VNF) - Nhiều phường tại TP.HCM đang tổ chức lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM, đồng thời khảo sát phương án sắp xếp lại các phường, xã thành các đơn vị hành chính cơ sở mới.

Đắk Lắk - Phú Yên, Bắc Kạn - Thái Nguyên: Sẵn sàng cho 'cuộc đại sáp nhập' lịch sử

Đắk Lắk - Phú Yên, Bắc Kạn - Thái Nguyên: Sẵn sàng cho 'cuộc đại sáp nhập' lịch sử

13/04/25 20:07 (GMT+7)

(VNF) - Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, các tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên, Bắc Kạn và Thái Nguyên đang chuẩn bị phương án sáp nhập, với trọng tâm là bố trí cán bộ, hạ tầng kết nối và lấy ý kiến cử tri.

Phú Thọ tổ chức hội nghị sáp nhập tỉnh với Vĩnh Phúc và Hòa Bình

Phú Thọ tổ chức hội nghị sáp nhập tỉnh với Vĩnh Phúc và Hòa Bình

13/04/25 16:44 (GMT+7)

Thường trực Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức hội nghị về sắp xếp, sáp nhập tỉnh với Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và Hòa Bình vào chiều mai 14/4.

Xây dựng trung tâm tài chính: 'Cần chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành'

Xây dựng trung tâm tài chính: 'Cần chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành'

13/04/25 16:35 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu cần có chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành tại Việt Nam và so với quốc tế trong việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

Tin khác
Việt - Trung tăng cường hợp tác năng lượng sạch, phát triển xanh, kinh tế số

Việt - Trung tăng cường hợp tác năng lượng sạch, phát triển xanh, kinh tế số

(VNF) - Trong bản Tuyên bố chung được ký kết nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết tăng cường hợp tác toàn diện, sâu rộng và thực chất trên hàng loạt lĩnh vực kinh tế, từ thương mại nông sản đến phát triển công nghệ cao, tài chính, đầu tư và đổi mới sáng tạo.

Chỉ thị mới của Bộ Chính trị về độ tuổi và cơ cấu nhân sự cấp ủy

Chỉ thị mới của Bộ Chính trị về độ tuổi và cơ cấu nhân sự cấp ủy

 Quảng Ngãi – Kon Tum xong phương án sáp nhập trước 1/5

Quảng Ngãi – Kon Tum xong phương án sáp nhập trước 1/5

Xóa bỏ thành phố thuộc tỉnh, thành phố trong thành phố từ 2025

Xóa bỏ thành phố thuộc tỉnh, thành phố trong thành phố từ 2025

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương nói trách nhiệm của Bộ Y tế

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương nói trách nhiệm của Bộ Y tế

'Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp tăng cường đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam'

'Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp tăng cường đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam'

Còn 2 năm chuẩn bị cho APEC: 'Phú Quốc phải vừa chạy vừa xếp hàng'

Còn 2 năm chuẩn bị cho APEC: 'Phú Quốc phải vừa chạy vừa xếp hàng'

Bộ Chính trị hướng dẫn phương án nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Bộ Chính trị hướng dẫn phương án nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Thủ tướng: 'Vận hành bộ máy mới sau sáp nhập từ 1/7'

Thủ tướng: 'Vận hành bộ máy mới sau sáp nhập từ 1/7'

Bắt Giám đốc và loạt cán bộ Bảo hiểm xã hội ở Hưng Yên

Bắt Giám đốc và loạt cán bộ Bảo hiểm xã hội ở Hưng Yên

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn máy bay Trung Quốc hợp tác với các hãng bay Việt

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn máy bay Trung Quốc hợp tác với các hãng bay Việt

Tổng Bí thư: 'Nắm chắc việc bố trí cán bộ sau sáp nhập tỉnh'

Tổng Bí thư: 'Nắm chắc việc bố trí cán bộ sau sáp nhập tỉnh'

'Công khai tên và thủ phủ 34 tỉnh thành là cách lấy ý kiến nhân dân'

'Công khai tên và thủ phủ 34 tỉnh thành là cách lấy ý kiến nhân dân'

 Ban Bí thư đồng ý cho Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị nghỉ hưu trước tuổi

Ban Bí thư đồng ý cho Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị nghỉ hưu trước tuổi

Bà Trương Mỹ Lan lên kế hoạch khắc phục hậu quả trong 2-5 năm

Bà Trương Mỹ Lan lên kế hoạch khắc phục hậu quả trong 2-5 năm

Đề xuất Thủ tướng được quyết chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng được quyết chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Gia đình ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm 100 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Gia đình ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm 100 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Chuẩn bị chốt số lượng xã sẽ giảm trên cả nước

Chuẩn bị chốt số lượng xã sẽ giảm trên cả nước

Dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Trung  nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Trung nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Đà Nẵng và Quảng Nam lên đề án sáp nhập Hội đồng nhân dân

Đà Nẵng và Quảng Nam lên đề án sáp nhập Hội đồng nhân dân

TP.HCM lấy ý kiến người dân sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu

TP.HCM lấy ý kiến người dân sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu

Đắk Lắk - Phú Yên, Bắc Kạn - Thái Nguyên: Sẵn sàng cho 'cuộc đại sáp nhập' lịch sử

Đắk Lắk - Phú Yên, Bắc Kạn - Thái Nguyên: Sẵn sàng cho 'cuộc đại sáp nhập' lịch sử

Phú Thọ tổ chức hội nghị sáp nhập tỉnh với Vĩnh Phúc và Hòa Bình

Phú Thọ tổ chức hội nghị sáp nhập tỉnh với Vĩnh Phúc và Hòa Bình

Xây dựng trung tâm tài chính: 'Cần chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành'

Xây dựng trung tâm tài chính: 'Cần chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành'