Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
“Chuyện quái quỷ gì đang diễn ra trên thị trường chứng khoán vậy?”, chuyên gia kinh tế Neil Irwin - tác giả cuốn How to Win in a Winner-Take-All-World - đặt câu hỏi trên New York Times.
Những ngày này, ở Mỹ chỉ có cái chết và sự tuyệt vọng. Số người nhiễm Covid-19 tại nước này đã vượt qua mốc 500.000, với gần 19.500 nạn nhân thiệt mạng. Trong 3 tuần qua, gần 17 triệu người lao động Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Hàng trăm nghìn doanh nghiệp - bao gồm cả những tập đoàn biểu tượng của nước Mỹ như Apple và Ford Motors - đóng cửa vô thời hạn. Nhiều khả năng nền kinh tế lớn nhất thế giới đã rơi vào hố sâu suy thoái tương tự như thời kỳ Đại khủng hoảng (Great Depression).
Nhưng khi thị trường chứng khoán Phố Wall (New York) đóng cửa ngày 9/4, chỉ số S&P 500 vẫn tăng 25% so với mức đáy ngày 23/3. Tính từ đầu năm, S&P 500 chỉ giảm khoảng 14%, và vẫn cao hơn so với 11 tháng trước. Nền kinh tế Mỹ và Phố Wall đang ở 2 thái cực: một rơi tự do, một vẫn sống khỏe.
Thương mại Mỹ đang hoàn toàn tê liệt đến mức không thể hình dung nổi. Tuy nhiên, chuyên gia Neil Irwin giải thích cùng lúc đó, các nhà đầu tư Phố Wall đặt cược rằng chính quyền Washington sẽ can thiệp quyết liệt đến mức đa số công ty lớn sẽ vượt qua dịch Covid-19 một cách tương đối lành lặn.
Bằng chứng là gói cho vay 2.300 tỷ USD Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố hôm 9/4. Ông Irwin mô tả đó là một cuộc đấu giữa nền kinh tế sụp đổ và chiếc máy in tiền khổng lồ đang hoạt động hết công suất của Washington. Trên thị trường chứng khoán, âm thanh ròn rã của chiếc máy in tiền đang thắng thế.
Nghịch lý là chuyên gia Gene Goldman, Giám đốc Đầu tư của Cetera Investment Management, nhận định số người thất nghiệp kỷ lục lại là tin tích cực với Phố Wall, bởi tình trạng này sẽ càng gây sức ép chính trị lên Quốc hội Mỹ, buộc cơ quan này mở rộng các biện pháp giải cứu sau gói cứu trợ 2.000 tỷ USD đã được thông qua.
“Bất kỳ nghị sĩ nào, thuộc đảng Dân chủ hay Cộng hòa, cũng đều phát hoảng trước tin 17 triệu người thất nghiệp. Họ sẽ chịu áp lực ủng hộ các gói kích thích đắt giá tiếp theo”, ông Goldman khẳng định.
Giới chuyên gia cho biết các tập đoàn lớn niêm yết trên Sàn giao dịch New York sẽ dễ dàng tiếp cận vốn vay trong gói kích thích của FED. Do đó, các ông lớn có đủ lực để vượt qua cơn bão kinh tế, thậm chí sẽ chiếm thị phần lớn hơn, đạt lợi nhuận cao hơn sau dịch Covid-19. Các doanh nghiệp nhỏ, độc lập không bao giờ có được cơ hội đó.
Theo FactSet, các nhà phân tích Phố Wall đánh giá cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch Covid-19 gây ra sẽ chỉ là một cơn bão nho nhỏ đối với các tập đoàn khổng lồ. Dự đoán nhóm công ty S&P 500 sẽ chỉ chứng kiến doanh thu giảm vỏn vẹn 0,1%, lợi nhuận sụt 8,5% trong năm 2020.
Cũng phải tính đến các yếu tố kỹ thuật. Một số mã cổ phiếu được giao dịch với quy mô mạnh nhất trên thị trường thuộc về những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong dịch Covid-19, bao gồm các hãng hàng không, chuỗi khách sạn và công ty du thuyền.
Đó là hiện tượng “bán non”. Giá cổ phiếu tăng nhẹ buộc các nhà đầu tư chuyên "bán khống" buộc phải ngừng bán để cắt lỗ, khiến giá cổ phiếu càng tăng lên nhanh.
Ngoài ra, việc Saudi Arabia và Nga đạt thỏa thuận giảm sản lượng khai thác dầu thô khiến dầu tăng giá. Đây là tin tích cực với các công ty dầu mỏ lao đao trong vài tháng qua khi giá dầu thô sụt giảm ở mức kỷ lục.
Cuối cùng, dòng tiền đổ vào các kênh đầu tư an toàn đang đẩy lãi suất cơ bản dài hạn của Mỹ xuống mức rất thấp. Do đó, lợi nhuận tương lai từ cổ phiếu - dù thấp hay thiếu chắc chắn - vẫn hấp dẫn hơn so với thời điểm lãi suất cơ bản được duy trì ở mức cao.
Chuyên gia Irwin cho rằng đó không phải là những lý do thực sự tốt để thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục "sống khỏe". Trên thực tế, giá cổ phiếu luôn dao động dựa vào tình hình tương lai chứ không phải hiện tại. Trong Đại suy thoái 2009, giá cổ phiếu rơi xuống đáy vào tháng 3 rồi tăng trở lại. Nhưng nền kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng trở lại từ tháng 7 và tỷ lệ thất nghiệp mãi tới tháng 10 mới đạt đỉnh.
Những diễn biến vừa qua của thị trường Phố Wall cho thấy các nhà đầu tư kỳ vọng nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi nhanh chóng sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
“Nếu khủng hoảng không kéo dài hơn dự kiến, chỉ giới hạn trong khoảng thời gian 3-6 tháng thì thị trường Phố Wall đã tính đến điều đó và hướng về tương lai", chiến lược gia đầu tư Jim Paulsen thuộc Leuthold Group cho biết. "Nhưng nếu dịch kéo dài và nền kinh tế tiếp tục lao dốc trong quý III hoặc IV, mọi chuyện sẽ rất khó lường".
Như vậy, Phố Wall đánh cược rằng nền kinh tế Mỹ sẽ sớm phục hồi chỉ trong một thời gian ngắn. Nhưng để kịch bản tuyệt vời đó trở thành sự thật, hàng loạt "phương trình" kinh tế và thị trường phải được giải quyết chính xác tuyệt đối, không có bất cứ sai lầm nào.
Ví dụ, tình trạng thất nghiệp hàng loạt và thu nhập lao dốc không không khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp đóng cửa. Người lao động sẽ tìm lại được việc làm và sẵn sàng chi tiêu khi cuộc khủng hoảng y tế chấm dứt.
Nhưng cuộc khủng hoảng Covid-19 diễn ra quá nhanh. Nền kinh tế Mỹ từ vững vàng rơi tõm xuống suy thoái chỉ trong vỏn vẹn vài tuần. Trong khi đó, Phố Wall tin rằng hàng nghìn tỷ USD của Bộ Tài chính Mỹ và FED sẽ bảo vệ thành công nền kinh tế.
“Thị trường chứng khoán trong thời kỳ căng thẳng là rất điên rồ. Từ ‘bầu trời sụp đổ’ hồi tháng 3, Phố Wall chớp nhoáng chuyển sang kỳ vọng ‘ánh sáng ở cuối đường hầm’ ngày hôm nay”, chuyên gia Jason Pride, Giám đốc Đầu tư Glenmede, bình luận.
"Nói cách khác, chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng các nhà đầu tư Phố Wall biết được điều gì đó mà hàng triệu người đang đối mặt với thảm họa kinh tế không hề biết", chuyên gia Irwin nhận đinh.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.