Kinh tế Nhật Bản rơi vào đợt suy thoái mới

Mai Hồ - 16/11/2015 14:51 (GMT+7)

(VNF) - Số liệu kinh tế quý III/2015 của nước này cho thấy kinh tế Nhật chính thức rơi vào cuộc suy thoái thứ hai kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe nhậm chức vào tháng 12/2012.

Báo cáo kinh tế Nhật Bản quý III cho thấy tổng sản phẩm quốc nội của nước này đã giảm 0,8% trong quý III so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi giảm 0,7% trong quý 2, mức giảm cao hơn nhiều với mức dự đoán 0,2% của các chuyên gia kinh tế.

Với số liệu kinh tế trong hai quý sụt giảm liên tiếp, kinh tế Nhật rơi vào một cuộc suy thoái đúng nghĩa (Suy thoái kinh tế được định nghĩa trong kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm ; nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). 

Môi trường đầu tư ngày càng trì trệ và hoạt động giảm hàng tồn kho của các công ty được xem là nguyên nhân trực tiếp khiến kinh tế Nhật rơi vào suy thoái. 

Nhật Bản, nền kinh tế thứ ba thế giới đang phải chịu ảnh hưởng lớn từ sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là những doanh nghiệp đang làm ăn với thị trường Trung Quốc.

Hàng loạt lĩnh vực thế mạnh của nền kinh tế Nhật trong thời gian gần đây liên tục giảm tốc. Triển vọng tăng trường kinh tế Trung Quốc yếu khiến các doanh nghiệp Nhật hạn chế chi tiêu và thu hẹp quy mô sản xuất.

Đầu tư kinh doanh tại Nhật Bản ngày càng suy yếu. Ảnh: Bloomberg

Việc giảm hàng tồn kho khiến GDP quý này của Nhật giảm 0,5%, trong khi đó tiêu dùng cá nhân tăng góp phần vào sự tăng trưởng GDP thêm 0,3%, số liệu do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố sáng 16/11 cho thấy.

Suy giảm đầu tư được xem là một sự thất bại đối với Thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe, người đã kêu gọi các công ty Nhật Bản sử dụng dự trữ tiền mặt ở mức lớn kỷ lục để đầu tư cơ bản nhiều hơn. So với quý trước, đầu tư kinh doanh giảm 1,3 phần trăm trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9.

Nhiều chuyên gia cũng đang nghi ngờ về tính hiệu quả của chính sách Abenomics của ông Abe với chiến lược "3 mũi tên" gồm: thúc đẩy chi tiêu công, nới lỏng tiền tệ và tăng trưởng kinh tế sâu rộng. Tuy nhiên, với một nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, mọi chỉ số đều không đạt như dự báo. 

Kể từ khi lên nắm quyền, Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố rằng ông đang tái tập trung vào khôi phục kinh tế. Nhà lãnh đạo này cũng áp dụng các chính sách kích thích lạm phát khiến đồng yên giảm giá, từ đó hỗ trợ cho xuất khẩu và thúc đẩy lợi nhuận mà các công ty Nhật chuyển từ nước ngoài về nước.

Đồng yên mạnh lên sau khi dữ liệu kinh tế quý III được công bố và đã tăng 0,1% tại mức 122,52 Yen/USD. Các nhà đầu tư đang chọn đồng yên như một nơi trú ẩn an toàn sau các vụ tấn công khủng bố ở Paris vào hôm thứ 6 ngày 13/11.

Báo cáo cho thấy các dữ liệu kinh tế ảm đạm trong vài tháng qua: chi tiêu các hộ gia đình bất ngờ sụt giảm, sản lượng sản xuất xe giảm, doanh số bán lẻ giảm và nhập khẩu giảm trong khi xuất khẩu đình trệ. Một điểm sáng hiếm hoi là sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng 1.1% trong tháng 9 so với tháng trước, nhưng vẫn không đủ để bù đắp sự sụt giảm trong tháng 7 và tháng 8.

"BOJ nên hành động ngay bây giờ trước thực trạng các chỉ số cơ bản của nền kinh tế đang báo động: giá cả đang giảm và nền kinh tế không tăng trưởng, kỳ vọng lạm phát tăng vô cùng mờ nhạt", chuyên gia Takeda Itochu nhận định.

Trong bối cảnh đó, các nhà kinh tế đang trông chờ vào những gói kích thích kinh tế mới của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) có thể sẽ được đưa ra tại cuộc họp của cơ quan này trong tháng 11 khi các số liệu kinh tế trong quý III được công bố.

Thủ tướng Abe mới đây đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nhật Akira Amari soạn thảo các biện pháp nhằm đạt mục tiêu tăng GDP danh nghĩa của Nhật thêm 20%, đạt 600 nghìn tỷ yên trong 5 năm.

Ngày 16/11, sau khi số liệu GDP quý III được công bố, ông Amari nói khi ngân sách được bổ sung, nếu có, sẽ tập trung vào giải quyết các vấn đề dân số của Nhật và giảm nhẹ tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với kinh tế nước này.

Rõ ràng, bức tranh kinh tế Nhật Bản trong quý III/2015 không mấy sáng sủa. Giới phân tích lo ngại về khả năng kinh tế nước này tiếp tục suy giảm trong 2 tháng còn lại của năm 2015. Nếu không có giải pháp mạnh thì kinh tế Nhật Bản sẽ chìm trong cơn suy thoái.

Theo Theo Bloomberg
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.