'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Lãi suất huy động tăng chưa dừng
Cuối tháng 8 đầu tháng 9, nhiều ngân hàng tiến hành tăng lãi suất huy động thêm 0,1 - 0,4%/năm tùy từng kỳ hạn, tiếp tục "nóng" lên cuộc đua tăng lãi suất trong những tháng cuối năm.
Đơn cử, Sacombank tăng lãi suất huy động một số kỳ hạn từ 0,1 - 0,2%/năm; lãi suất của ngân hàng này hiện áp dụng với kỳ hạn 1 tháng là 3,6%/năm, 3 tháng là 3,9%/năm, 6 tháng là 5,4%/năm; 36 tháng là 6,5%/năm. ACB cũng tăng lãi suất huy động thêm 0,1 điểm % tại một số kỳ hạn.
Tương tự, MB tăng lãi suất tiền gửi 0,3% lên 5,3%/năm ở kỳ hạn 7 - 8 tháng; tăng 0,2% lên 6,8%/năm tại kỳ hạn 36 tháng; với kỳ hạn 48 tháng và 60 tháng, lãi suất huy động tăng đến 0,4% lên 6,8%/năm.
BacABank cũng tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 - 5 tháng thêm 0,1% lên mức 4%/năm; kỳ hạn 6 - 7 tháng tăng 0,15% lên 6,5%/năm; các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên thêm 0,1% lên 6,9 - 7%/năm.
NamABank thực hiện tăng lãi suất tiết kiệm ở một số kỳ hạn chủ yếu đối với hình thức gửi online. Ví dụ, tại kỳ hạn 9 tháng với hình thức gửi trực tuyến, lãi suất huy động của nhà băng này tăng 0,3% lên mức 6,9%/năm.
VIB cũng tăng lãi suất huy động thêm 0,1%/năm ở một số kỳ hạn đối với hình thức gửi trực tuyến. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng lên 4%/năm, 7 tháng lên 5,9 - 6,4%/năm, 11 tháng lên 6 - 6,4%/năm, 24 tháng lên 6,2 - 6,4%/năm…
Cuộc đua tăng lãi suất của các ngân hàng đang "nóng" lên trong vài tháng gần đây và dường như chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ngay từ đầu tháng 6, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm các kỳ hạn từ 1- 36 tháng với biên độ tăng thêm phổ biến từ 0,1 - 0,8%/năm.
Sang tháng 7, nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động theo hướng tăng đáng kể so với trước đó.
Tới tháng 8, nhiều ngân hàng lại tiến hành tăng lãi suất huy động, với mức tăng từ 0,1 - 1%/năm so với hồi đầu tháng trước.
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, lãi suất huy động từ đầu năm tới tháng 8 tại nhiều ngân hàng đã tăng từ 0,8 - 1%/năm.
Lãi suất huy động ngày càng tăng, song nhiều chuyên gia vẫn đưa ra dự báo lãi suất sẽ còn tăng tiếp trong những tháng cuối năm.
Các chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI đánh giá lãi suất huy động có thể tăng thêm 50 - 70 điểm cơ bản sau khi nới hạn mức tăng trưởng tín dụng. Cả năm 2022, lãi suất huy động có thể tăng 1 - 1,5%.
Còn Công ty Cổ phần Chứng khoán ACB (ACBS) nhận định lãi suất huy động sẽ tăng thêm khoảng 0,5% trong nửa cuối năm nay, để bổ sung nguồn vốn cho vay.
Cuối năm, lãi suất cho vay tăng mạnh
Theo giới chuyên môn, lãi suất huy động tiếp tục tăng góp phần tạo sức ép tăng lãi suất cho vay vào những tháng cuối năm.
Lãnh đạo một số ngân hàng thương mại cho hay, việc lãi suất huy động tăng nhằm chuẩn bị nguồn vốn cho vay tăng mạnh vào dịp cuối năm ngay cả khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nới room tín dụng.
NHNN ấn định hạn mức tăng trưởng tín dụng của năm nay là 14%. Tới giữa tháng 8, các ngân hàng đã dùng hết 9,62%, tức là 5 tháng cuối năm chỉ còn khoảng 4,4%, tương đương khoảng 460.000 tỷ đồng để cho vay. Trong khi nửa cuối năm, nhu cầu vay vốn rất lớn.
Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất huy động có xu hướng tăng cũng gây khó khăn cho việc thực hiện mục tiêu giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch của NHNN.
Các chuyên gia của SSI đánh giá, NHNN đã cố gắng duy trì mặt bằng lãi suất phù hợp xuyên suốt nửa đầu năm 2022 nhằm hỗ trợ việc phục hồi kinh tế. Trước những áp lực về lạm phát và tỷ giá tăng nhanh trong quý 2, NHNN sử dụng công cụ bán ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối nhằm có thể thị trường và hạn chế việc tác động lên mặt bằng lãi suất.
Song, theo VCBS, mục tiêu giảm lãi suất cho vay của NHNN đang chịu áp lực nhất định. Chi phí vốn bình quân của các ngân hàng đang tăng cao, lạm phát chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". Lãi suất USD của các ngân hàng tăng cũng gây áp lực nhất định cho lãi suất VND. Những yếu tố này đẩy lãi suất cho vay tăng lên trong 4 tháng cuối năm.
Mặc dù lãi suất huy động tăng cao nhưng tốc độ huy động vốn vẫn chậm hơn so với cho vay. Huy động vốn của các ngân hàng trong 7 tháng đầu năm chỉ tăng 4,2% so với cuối năm 2021 trong khi dư nợ tín dụng tính đến hết tháng 7 tăng 9,42% so với đầu năm. Việc này khiến chênh lệch huy động vốn - tín dụng tiếp tục giảm, tạo áp lực lớn lên mặt bằng lãi suất huy động.
Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) lãi suất huy động tăng cao nhưng tăng trưởng huy động vốn vẫn chậm hơn so với tăng trưởng tín dụng. Điều này có thể khiến lãi suất cho vay tăng mạnh hơn trong những tháng cuối năm.
Còn Công ty Chứng khoán KB (KBSV) dự báo, với kịch bản lạm phát tăng 3,8%, lãi suất huy động nhiều khả năng tăng 0,5-1%, đẩy lãi suất cho vay tăng khoảng 0,4 - 0,7%/năm.
Hiện lãi suất cho vay đã nhích lên ở một số ngân hàng thương mại. Thực tế, nhiều người vay mua nhà đang phải trả mức lãi suất tới 11 - 12%/năm. Lãi suất cho vay với doanh nghiệp ở một số ngân hàng đã tăng khoảng 0,5 điểm % so với trước đây. Nhiều doanh nghiệp lo lắng trước việc sẽ phải vay vốn đắt đỏ hơn trước trong khi cạnh tranh thì ngày càng gay gắt.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.